Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Đề bài

Câu 1 :

Nguồn gốc của hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

  • A.
    Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ
  • B.
    Bắt nguồn từ tục thờ cúng Tổ tiên
  • C.
    Bắt nguồn từ tục nấu cơm xa xưa cửa người Việt
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Người anh trong văn bản Non-bu và Heng-bu được khắc họa là một nhân vật như thế nào?

  • A.
    Hiền lành
  • B.
    Phóng khoáng
  • C.
    Tham lam
  • D.
    Khỏe mạnh
Câu 3 :

Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

  “Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng.”

  • A.
    Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân
  • B.
    Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân
  • C.
    Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân
  • D.
    Mức độ nổi tiếng của hội thi thổi cơm ở Đồng Vân
Câu 4 :

Trong Sọ Dừa, vì sao cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa

  • A.
    Vì cô đấu tranh giành hạnh phúc cho mình
  • B.
    Vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận con người
  • C.
    Vì cô sinh ra đã được may mắn hơn người khác
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 5 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng biểu tượng cho điều gì?

  • A.
    Tặng vật trời đất
  • B.
    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
  • C.
    Những gì không có thực trong đời
  • D.
    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống
Câu 6 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”?

  • A.
    Tiếng sáo
  • B.
    Tiếng dế
  • C.
    Tiếng ếch
  • D.
    Tiếng mõ
Câu 7 :

Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

  • A.
    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hi sinh quên mình của cụ Bơ-mơn
  • B.
    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại nhưng việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xu dành cho Giôn-xi
  • C.
    Thông quan việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau
  • D.
    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn-xi
Câu 8 :

Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

  “Tin đồn đến tai người anh, Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về.

  Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.

Non-bu giờ đây thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.”

(Non-bu và Heng-bu)

  • A.
    Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của hai anh em
  • B.
    Sự tốt bụng và đổi đời của người em
  • C.
    Người anh nhận ra sai lầm và được người em cưu mang
  • D.
    Sự tham lam và quả báo của người anh
Câu 9 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.
    Chuyện cổ nước minh
  • B.
    Những cánh buồm
  • C.
    Mây và sóng
  • D.
    Hoa bìm
Câu 10 :

Bài học rút ra từ văn bản Non-bu và Heng-bu là gì?

  • A.
    Ở hiền gặp lành; tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả
  • B.
    Hãy yêu thương mọi người xung quanh mình
  • C.
    Biết ơn người đã giúp đỡ, cưu mang mình
  • D.
    Trân trọng, gìn giữ những câu truyện cổ tích

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguồn gốc của hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

  • A.
    Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ
  • B.
    Bắt nguồn từ tục thờ cúng Tổ tiên
  • C.
    Bắt nguồn từ tục nấu cơm xa xưa cửa người Việt
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại phần ý nghĩa hội thi, kết hợp xem lại phần cuối văn bản

Lời giải chi tiết :

Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

Câu 2 :

Người anh trong văn bản Non-bu và Heng-bu được khắc họa là một nhân vật như thế nào?

  • A.
    Hiền lành
  • B.
    Phóng khoáng
  • C.
    Tham lam
  • D.
    Khỏe mạnh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm về người anh

Lời giải chi tiết :

Tính cách người anh: tham lam, xấu tính

Câu 3 :

Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

  “Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng.”

  • A.
    Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân
  • B.
    Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân
  • C.
    Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân
  • D.
    Mức độ nổi tiếng của hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, bố cục của văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính của đoạn trích: giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 4 :

Trong Sọ Dừa, vì sao cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa

  • A.
    Vì cô đấu tranh giành hạnh phúc cho mình
  • B.
    Vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận con người
  • C.
    Vì cô sinh ra đã được may mắn hơn người khác
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung truyện, những tình tiết xoay quanh nhân vật cô út

Lời giải chi tiết :

Cô út lại có được kết thúc có hậu bên Sọ Dừa vì cô nhân hậu và biết nhìn nhận tài năng, nhân phẩm của chàng Sọ Dừa

Câu 5 :

Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng biểu tượng cho điều gì?

  • A.
    Tặng vật trời đất
  • B.
    Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
  • C.
    Những gì không có thực trong đời
  • D.
    Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

“Mây và sóng” biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống

Câu 6 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”?

  • A.
    Tiếng sáo
  • B.
    Tiếng dế
  • C.
    Tiếng ếch
  • D.
    Tiếng mõ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tiếng dế chính là âm thanh gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”

Câu 7 :

Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

  • A.
    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hi sinh quên mình của cụ Bơ-mơn
  • B.
    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại nhưng việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xu dành cho Giôn-xi
  • C.
    Thông quan việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau
  • D.
    Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và cụ Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn-xi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và rút ra thông điệp chính của truyện

Lời giải chi tiết :

Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xu và Bơ-mơn dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau

Câu 8 :

Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

  “Tin đồn đến tai người anh, Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về.

  Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.

Non-bu giờ đây thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.”

(Non-bu và Heng-bu)

  • A.
    Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của hai anh em
  • B.
    Sự tốt bụng và đổi đời của người em
  • C.
    Người anh nhận ra sai lầm và được người em cưu mang
  • D.
    Sự tham lam và quả báo của người anh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, bố cục của văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: sự tham lam và quả báo của người anh

Câu 9 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.
    Chuyện cổ nước minh
  • B.
    Những cánh buồm
  • C.
    Mây và sóng
  • D.
    Hoa bìm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung các bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là bài thơ viết về tình phụ tử => có thể viết đoạn văn trình bày cảm xúc về tình phụ tử trong bài thơ này

Câu 10 :

Bài học rút ra từ văn bản Non-bu và Heng-bu là gì?

  • A.
    Ở hiền gặp lành; tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả
  • B.
    Hãy yêu thương mọi người xung quanh mình
  • C.
    Biết ơn người đã giúp đỡ, cưu mang mình
  • D.
    Trân trọng, gìn giữ những câu truyện cổ tích

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản: Ở hiền gặp lành; Tham lam bội bạc sẽ phải gánh chịu những hậu quả

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.