Câu hỏi

Ai là người giả làm người lái đò chở sứ giả Lý Giác nhà Tống qua sông và là tác giả của bài thơ khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước sau:

Vận nước như mây quấn,

Trời nam hưởng thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh”.

 

  • A Thiền sư Vạn Hạnh.
  • B Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
  • C Thiền sư Khuông Việt.
  • D Thiền sư Phù Trì.

Phương pháp giải:

Liên hệ

Lời giải chi tiết:

- Các nhà Sư trong thời Đinh Lê đã tham gia rất nhiều công việc trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc. Họ thường được nhà vua giao cho các công việc ngoại giao và cố vấn chính trị. Đặc biệt sư Khuông Việt và Pháp Thuận đã được nhà vua giao tiếp đón xứ thần Trung Quốc.

- Năm 987, vua Lê Đại Hành đã sai Pháp Thuận giả làm người lái đò để đón sứ là Lý Giác.

- Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) họ Đỗ, tu ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa). Ngài là học trò của Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thụ. Theo Thiền Uyển tập anh, Ngài là người “Bác học, hay thơ, có tài vương tá, hiểu rõ việc đời”. Khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Ngài đã trả lời bằng một bài kệ:

"Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên Lý thái bình.

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh".

(Vận nước như mây quấn,

Trời nam hưởng thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh).

Chọn đáp án: B