Câu hỏi
1. a) Dựa vào sự phân bố phân tử khi chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:
+ Nước lỏng tự cháy loang ra trên khay đựng bằng nhựa.
+ Một mililít nước lỏng khi chuyển sang trạng thái hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300 ml (ở nhiệt độ thường).
b) giải thích vì sao:
+ Không nên dùng xô, chậu, vật dụng bằng nhôm để đựng nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng.
+ Cần đập than vừa nhỏ trước khi đưa vào bếp lò, sau đó, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi.
2. "Nước đá khô" được sử dụng rộng rãi bảo quản thực phẩm và một số loại chất bị kị ẩm, giải thích tai sao?
Phương pháp giải:
1. a) + Dựa vào sự phân bố phân tử nước ở trạng thái lỏng - sgk hóa 8
+ Dựa vào sự phân bố phân tử nước ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái khí - sgk hóa 8
b) + Dựa vào tính chất hóa học của nhôm và hợp chất của nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm - sgk hóa 9
+ Dựa vào các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra - sgk hóa 8 - trang 48
2. Dựa vào cấu tạo của nước đá khô chính là CO2 ở trạng thái rắn để giải thích
Lời giải chi tiết:
1.
a) + Nước lỏng tự cháy loang ra trên khay đựng bằng nhựa vì: khi ở trạng thái lỏng nước có cấu tạo các hạt phân tử nước sát gần nhau và chúng di chyển trượt lên nhau nên nước lỏng sẽ loang ra khi đựng trên khay.
+ Một mililit nước lỏng khi chuyển sang trạng thái hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300 ml (ở nhiệt độ thường) vì khi chuyển sang thể khí thì các phân tử nước này sẽ chuyển động vô cùng mạnh, chuyển động không theo quy tắc gì cả (hỗn loạn) với khoảng cách xa nhau nên từ 1 ml nước lỏng sẽ ra tới 1300ml khi chuyển sang thể khí.
b)
+ Không nên dùng xô, chậu, vật dụng bằng nhôm để đựng nước vôi tôi hoặc vữa xây nhà vì nước vôi hoặc vữa xây nhà đều có chứa Ca(OH)2 là chất kiềm, chất này sẽ phá hủy dần các đồ vật bằng nhôm do có các phản ứng xảy ra
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2↑
+ Cần đập than vừa nhỏ trước khi đưa vào bếp lò, sau đó, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi vì cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò để tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của than với khí oxi, dùng que châm lửa để làm tăng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thêm oxi từ đó thúc đẩy quá trình cháy than được diễn ra nhanh hơn. Khi than bén cháy thì đã có phản ứng hóa học xảy ra nên ta có thể ngừng lại được mà than vẫn duy trì sự cháy
PTHH: C + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) CO2
CO2 + C \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2CO
2.
"Nước đá khô" được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm và một số loại chất kị ẩm vì
+ Nước đá khô chính là CO2 ở trạng thái rắn, được điều chế bằng cách nén khí CO2 ở áp suất cao. Ở điều kiện thường, đá khô thăng hoa thành khí CO2 (chuyển thẳng từ trạng thái rắn sang trạng thái khí), quá trình thăng hoa này thu nhiệt mạnh làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh.
+ Ngoài ra, sử dụng CO2 tạo thành một lớp khí CO2 bao bọc thực phẩm ngăn sự tiếp xúc của thực phẩm với oxi không khí
Do đó quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật bị ức chế làm cho thực phẩm được bảo quản tươi lâu hơn.