Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính \({L_1}\) có tiêu cự \({f_1} = {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\), thấu kính \({L_2}\) có tiêu cự \({f_2} = - {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\). Khoảng cách giữa hai kính là \(a{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }}cm\). Phía ngoài hệ, trước \({L_1}\) có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách \({L_1}\) \(15cm\). Ảnh cuối cùng qua hệ là
-
A.
ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
-
B.
ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
-
C.
ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
+ Vẽ ảnh của vật qua hai thấu kính
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\)
+ Sử dụng biểu thức xác định hệ số phóng đại: \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = \dfrac{{A'B'}}{{AB}}\)
+ Qua \({L_1}\) vật \(AB\) có ảnh \({A_1}{B_1}\) cách \({L_1}\) là:
\({d_1}' = \dfrac{{{d_1}{f_1}}}{{{d_1} - {f_1}}} = \dfrac{{15.10}}{{15 - 10}} = 30cm\)
Số phóng đại \({k_1} = - \dfrac{{{d_1}'}}{{{d_1}}} = - \dfrac{{30}}{{15}} = - 2\).
+ Hình vẽ cho thấy, \({A_1}{B_1}\) cách thấu kính \({L_2}\) một đoạn:
\({d_2} = {\rm{ }}a{\rm{ }} - {d_1}'{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }} - {\rm{ }}30{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\)
+ Ánh sáng truyền qua \({L_1}\) hội tụ tại \({A_1}{B_1}\) rồi lại truyền tiếp tới \({L_2}\).
Do vậy \({A_1}{B_1}\) lại là vật sáng đối với \({L_2}\)
+ Vận dụng công thức thấu kính với \({L_2}\), ta được:
\({d_2}' = \dfrac{{{d_2}{f_2}}}{{{d_2} - {f_2}}} = \dfrac{{10.( - 10)}}{{10 + 10}} = - 5cm\)
\({k_2} = - \dfrac{{{d_2}'}}{{{d_2}}} = \dfrac{1}{2}\)
+ Số phóng đại ảnh của hệ thấu kính:
\(k = \dfrac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {AB} }} = \dfrac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {{A_1}{B_1}} }}.\dfrac{{\overline {{A_1}{B_1}} }}{{\overline {AB} }} = {k_2}.{k_1}\)
\(k = - 1\)
+ Vậy ảnh cuối cùng của hệ là ảnh ảo, cao bằng vật, ngược chiều với vật, cách \({L_2}\) một đoạn \(5cm\)
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp và cách thấu kính một khoảng 25cm. Khoảng cách từ ảnh A’B’ đến AB là:
Ảnh S’ của điểm sáng S được đặt như hình là:
Chọn phương án đúng về cách vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sau:
Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30cm. Tính chất của ảnh và số phóng đại ảnh là:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Nhìn qua thấu kính thấy một ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị là:
Đặt một thấu kính cách một trang sách 20cm, nhìn qua thấu kính thấy ảnh của dòng chữ cùng chiều với dòng chữ nhưng cao bằng nửa dòng chữ thật. Thấu kính thuộc loại gì và tiêu cự có giá trị là bao nhiêu?
Vật \(AB = 10cm\) là một đoạn thẳng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng tiêu cự \(f = 20cm\). B gần thấu kính và cách thấu kính \(30cm\). Khoảng cách \(AB\) tới trục chính của thấu kính là \(h = 3cm\). Độ lớn của ảnh là:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = -30cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cách vật 15cm. Vị trí của vật là:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phẳng lồi bằng thủy tinh chiết suất n =1,5 bán kính mặt lồi bằng 10cm , cho ảnh rõ nét trên màn đặt cách vật một khoảng L. Khoảng cách ngắn nhất của L là:
Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f =20cm. Cách vật AB một đoạn 90cm, người ta đặt một màn hứng. Ta phải đặt thấu kính ở vị trí cách vật bao nhiêu thì thu được ảnh rõ nét trên màn?
Một vật sáng AB cho ảnh thật qua một thấu kính hội tụ, ảnh này hứng trên một màn E đặt cách vật một khoảng 180cm, ảnh thu được cao bằng 1/5 vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị:
Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 72cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau 48cm, tính tiêu cự của thấu kính?
Một thấu kính có dạng một mặt phẳng và một mặt cầu làm bằng thủy tinh có chiết suất n =1,5. Đặt trong không khí, một chùm sáng tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại điểm phía sau thấu kính, cách thấu kính 12cm. Bán kính của mặt cầu có giá trị là:
Một thấu kính thủy tinh có chiết suất n =1,5 đặt trong không khí có độ tụ 8dp. Khi nhúng thấu kính vào một chất lỏng nó trở thành một thấu kính phân kì có tiêu cự 1m. Chiết suất của chất lỏng là:
Một thấu kính hai mặt lồi cùng bán kính R, khi đặt trong không khí nó có tiêu cự f = 30cm. Nhúng chìm thấu kính vào một bể nước, cho trục chính của nó thẳng đứng rồi cho một chùm sáng song song rọi thẳng đứng từ trên xuống thì thấy điểm hội tụ cách thấu kính 80cm. R = ? Biết chiết suất của nước là 4/3.
Vật sáng AB đặt song song với một màn M, cách màn một đoạn L = 45 cm. Giữa vật và màn có một thấu kính hội tụ song song với vật và màn, trục chính của thấu kính đi qua A. Giữ cố định vật và màn, di chuyển thấu kính giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho hai ảnh trên màn, ảnh này gấp k = 4 lần ảnh kia. Tiêu cự thấu kính là
Một máy chiếu sử dụng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm tạo ảnh thật trên màn có diện tích gấp 400 lần diện tích vật. Thấu kính cách vật và màn bao nhiêu cm?
Một chiếc phông hình tròn, đường kính 210 cm được chiếu sáng vào buổi tối. Để tạo độ sáng dịu trên phông, một học sinh đã lắp trước đèn, cách đèn 3 cm một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 5 cm, đường kính 10 cm. Coi đèn là nguồn sáng điểm. Vị trí đặt thấu kính thế nào để ánh sáng qua thấu kính chiếu vừa vặn vào phông?
Trong hình vẽ bên, S’ là ảnh của một điểm sáng S qua một thấu kình có trục chính xx’. Nhận xét nào sau đây sai?
Đặt vật AB cao 2 cm trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm, cách thấu kính một khoảng 12cm thì ta thu được