Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các số tự nhiên có \(4\) chữ số đôi một khác nhau và các chữ số thuộc tập hợp \(\left\{ {1,2,3,4,5,6,7} \right\}\). Chọn ngẫu nhiên một số thuộc \(S\), xác suất để số đó không có hai chữ số liên tiếp nào cùng chẵn bằng
-
A.
\(\dfrac{9}{{35}}\).
-
B.
\(\dfrac{{16}}{{35}}\).
-
C.
\(\dfrac{{22}}{{35}}\).
-
D.
\(\dfrac{{19}}{{35}}\).
Ta chia thành 3 trường hợp:
TH1: Số được chọn có 4 chữ số đều là số lẻ.
TH2: Số được chọn có 3 chữ số chẵn và 3 chữ số lẻ.
TH3: Số được chọn có 2 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ.
Sử dụng: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\) với \(n\left( A \right),n\left( \Omega \right)\) lần lượt là số phần tử của biến cố A và số phần tử của không gian mẫu.
Số phần tử của tập S là \(A_7^4 = 840\).
Để số có 4 chữ số đôi một khác nhau không có 2 chữ số chẵn liên tiếp thì:
TH1: 4 chữ số đều lẻ.
{1; 2; 3; 4; 5; 6; 7} có 4 chữ số lẻ nên ta có số các số có 4 chữ số lẻ thuộc S là 4! = 24.
TH2: 3 chữ số lẻ và 1 chữ số chẵn.
Số cách chọn 3 chữ số lẻ là \(C_4^3 = 4\).
Số cách chọn 1 chữ số chẵn là \(C_3^1 = 3\).
Hoán vị 4 chữ số trên là 4! = 24.
Vậy số các số có 3 chữ số lẻ và 1 chữ số chẵn thuộc S là 4.3.24 = 288.
TH3: 2 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ.
Số cách chọn 2 chữ số lẻ là \(C_4^2 = 6\).
Số cách chọn 2 chữ số chẵn là \(C_3^2 = 3\).
Với mỗi bộ 2 số chẵn và 2 số lẻ được chọn, để 2 số chẵn không đứng cạnh nhau thì ta có các trường hợp CLCL, CLLC, LCLC. Với mỗi trường hợp trên ta có 2! = 2 cách sắp xếp các số lẻ và 2! = 2 cách sắp xếp các số chẵn nên có 3.2.2 = 12 số thỏa mãn.
Vậy số các số có 2 chữ số lẻ và 2 chữ số chẵn thuộc S là 6.3.12 = 216.
* Không tính trường hợp có 3 hoặc 4 chữ số chẵn vì khi đó chắc chắn có 2 chữ số chẵn đứng liền nhau.
Số các số thuộc S mà không có 2 chữ số chẵn liên tiếp là: 24 + 288 + 216 = 528.
Xác suất cần tìm là \(\frac{{528}}{{840}} = \frac{{22}}{{35}}\).
Đáp án : C