Đề bài

Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

  • A.

    Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới

  • B.

    Vấn đề thuộc địa

  • C.

    Chiến lược phát triển kinh tế

  • D.

    Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ”  (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già”

     

  • B.

     

    Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước

     

  • C.

    Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít

     

  • D.

    Hình thành phe Đồng minh – phe Trục

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào?

  • A.

    phe Hiệp ước

     

  • B.

    phe Đồng minh

     

  • C.

    phe Liên minh

     

  • D.

    phe Trục

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phe hiệp ước bao gồm những nước nào?

  • A.

    Anh, Pháp, Đức

     

  • B.

    Anh, Pháp, Nga

     

  • C.

    Mĩ, Đức, Nga

     

  • D.

    Anh, Pháp, Mĩ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A.

    Đức tấn công Ba Lan

     

  • B.

    Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi

     

  • C.

    Anh tuyên chiến với Đức

     

  • D.

    Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản

     

  • B.

    Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao

     

  • C.

    Hệ thống thuộc địa không đồng đều

     

  • D.

    Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng?

  • A.

    Sự hình thành phe Liên minh

     

  • B.

    Thái độ hung hăng của Đức

     

  • C.

    Sự hình thành phe Liên minh và Hiệp ước

     

  • D.

    Thái độ trung lập của Mĩ

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Để lôi kéo đồng minh.

  • B.

    Để tăng cường chạy đua vũ trang.

  • C.

    Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản.

  • D.

    Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

  • A.

    Mâu thuẫn về vấn đề nhân công và văn hóa

  • B.

    Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản

     

  • C.

    Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp

     

  • D.

    Thái tử Xéc-bi bị ám sát

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa

     

  • B.

    Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ

     

  • C.

    Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu

     

  • D.

    Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

  • A.

    Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương

     

  • B.

    Thiết lập một nền cai trị cứng rắn

     

  • C.

    Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa

     

  • D.

    Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Nhật.  

  • B.

    Anh.

  • C.

     Đức.  

  • D.

    Áo - Hung

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A.

    Gây ra hậu quả nặng nề đối với nhân loại.

  • B.

    Làm thay đổi vị trí của một số nước đế quốc.

  • C.

    Phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh mẽ.

  • D.

    Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự thành lập nhà nước Xô viết.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là

  • A.

    nhiều đảng phái chính trị thành lập.

  • B.

    đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau.

  • C.

    chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới.

  • D.

    giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) do

  • A.
     Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
  • B.
     mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
  • C.
     sự hiểu nhầm của đế quốc Đức.
  • D.
     chính sách trung lập của Mĩ.
Xem lời giải >>