Đề bài

Hai bình điện phân: (FeCl3/Fe và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng một lượng sắt là 1,4 g. Lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Biết nguyên tử lượng của đồng và sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.

  • A.

    0,82g

  • B.

    1,07g

  • C.

    1,84g

  • D.

    2,4g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức Fa-ra-đây:          \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức định luật Fa-ra-đây, ta có:

\({m_1} = \frac{{A_1I_1{t}}}{{Fn_1}}\) (1)

\({m_2} = \frac{{A_2I_2{t}}}{{Fn_2}}\) (2)

Do 2 bình mắc nối tiếp => I1 = I2= I. Chia (2) cho (1) 

\(\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{\frac{{{A_2}}}{{{n_2}}}}}{{\frac{{{A_1}}}{{{n_1}}}}} \to {m_2} = \frac{{{m_1}{A_2}{n_1}}}{{{n_2}{A_1}}} = \frac{{1,4.64.3}}{{2.56}} = 2,4\,g\)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hạt mang tải điện trong chất điện phân là:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong các dung dịch điện phân , các ion mang điện tích âm là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn phát biểu đúng?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bản chất của hiện tượng dương cực tan là

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-đây?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi khi nói về cách mạ một huy chương bạc:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khi điện phân dung dịch  AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Một bộ nguồn điện gồm $30$ pin mắc thành $3$ nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có $10$ pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động $0,9V$ và điện trở trong \(0,6\Omega\). Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở \(205\Omega\) được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anốt của bình điện phân bằng đồng. Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian $50$ phút là? Biết đồng có $A = 64, n = 2$

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng $200cm^2$, người ta dùng tấm sắt làm catốt của một bình điện phân đựng dung dịch $CuSO_4$ và anốt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ $I = 10A$ chạy qua trong thời gian $2$ giờ $40$ phút $50$ giây. Bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt là bao nhiêu? Biết đồng có $A = 64$, $n = 2$ và có khối lượng riêng $ρ = 8,9.10^3 kg/m^3$

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình

Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2A chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 0,064g chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anốt của bình điện phân là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

\(E = 13,5V, r = 1\Omega\), \({R_1} = 3\Omega\), \({R_3} = {R_4} = 4\Omega\). Bình điện phân dung dịch CuSO4, anot bằng đồng, có điện trở \({R_2}= 4\Omega\). Cường độ dòng điện qua bình điện phân có giá trị?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

\(E = 9V; r = 0,5\Omega \). Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn ghi \(6V - 9W\). \(R_x\) là một biến trở. Điều chỉnh \({R_x} = 12\Omega\) thì đèn sáng bình thường. Điện trở của bình điện phân là:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Người ta dùng $36$ nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động \({E_0} = 1,5V\), điện trở trong \(r = 0,9\Omega \) để cung cấp điện cho một bình điện phân đựng dung dịch ZnSO4 với cực dương bằng kẽm, có điện trở \(R = 3,6\Omega \). Mắc hỗn hợp đối xứng bộ nguồn sao cho dòng điện qua bình điện phân là lớn nhất. Tính lượng kẽm bám vào catốt của bình điện phân trong thời gian $1$ giờ $4$ phút $20$ giây. Biết kẽm có $A = 65, n = 2$.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động \(E = 12V\), điện trở trong r = \(1\Omega \), \({R_2} = 12\Omega \) và là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\) với điện cực anôt bằng bạc, \({R_1} = 3\Omega \), \({R_3} = 6\Omega \). Cho biết bạc (Ag) có khối lượng mol là 108g/mol, hóa trị 1, hằng số Faraday F = 96500C/mol. Khối lượng bạc bám vào catot sau thời gian 16 phút 5 giây là

Xem lời giải >>