Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1961 - 1973 không có điểm tương đồng nào sau đây?
-
A.
Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
-
B.
Đều sử dụng viện trợ kinh tế, chính trị quân sự để củng cố chính quyền Sài Gòn
-
C.
Đều tiến hành các cuộc hàn quân càn quét, bình định để chiếm đất, giữ dân
-
D.
Quân đội Sài Gòn là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong các chiến lược chiến tranh
So sánh các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1961-1973) để trả lời
- Bản chất: đều là các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
- Mục đích: biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam, làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam
- Thủ đoạn:
+ Về kinh tế: tiến hành viện trợ kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
+ Về chính trị- quân sự: tăng cường viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng quan trọng trong các cuộc hành quân càn quét và bình định để chiếm đất, nắm dân
+ Về ngoại giao: Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh
+ Về văn hóa: reo rắc nọc độc văn hóa thực dân, nô dịch để ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ Trung - Mĩ ấm lên trong thời kì chiến tranh lạnh nhưng lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc tiến công chiến lược năm 1972?
Theo anh (chị), Việt Nam hóa chiến tranh có phải là sự trở lại với hình thức tăng cường của chiến tranh đặc biệt không? Vì sao?
Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) là gì?
Vì sao trong những năm 1969 -1973, miền Bắc Việt Nam lại cần thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia?
Vì sao cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 lại được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?
Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?
Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 giúp nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?
Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Trong những năm 1945-1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào cộng sản quốc tế?