Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình đời con khác nhau ở cả hai giới?
-
A.
${X^a}{X^a} \times {X^A}{Y^a}$
-
B.
${X^A}{X^a} \times {X^a}{Y^A}$.
-
C.
${X^A}{X^a} \times {X^A}{Y^a}$
-
D.
Cả 3 phép lai
Xác định tỉ lệ phân li KH ở 2 giới của mỗi phép lai.
Phép lai A: ${X^a}{X^a} \times {X^A}{Y^a} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{Y^a}$ → phân ly kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
Phép lai B: ${X^A}{X^a} \times {X^a}{Y^A} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{X^a}:{X^A}{Y^A}:{X^a}{Y^A}$ ở giới dị giao tử có 1 kiểu hình còn giới đồng giao tử có 2 kiểu hình.
Phép lai C: ${X^A}{X^a} \times {X^A}{Y^a} \to {X^A}{X^A}:{X^A}{X^a}:{X^A}{Y^a}:{X^a}{Y^a}$ → phân ly kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng có máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và bà ngoại của vợ bị bệnh. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu?
Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gene nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, trong đó, gene A quy định khả năng nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với gene a quy định mù màu. Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Người mẹ mắc bệnh mù màu có khả năng sinh con trai không mắc bệnh.
b) Để sinh được con gái không mắc bệnh thì người bố phải có kiểu gene XAY.
c) Một cặp vợ chồng đều không mắc bệnh vẫn có khả năng sinh con bị bệnh mù màu.
Dựa vào cơ chế xác định giới tính nhờ nhiễm sắc thể giới tính, giải thích tại sao tỉ lệ giới tính đực : cái trong tự nhiên là 1:1.
Hãy giải thích sự di truyền tính trạng bị chi phối bởi các gene nằm trên X hoặc trên Y là sự di truyền liên kết giới tính.
Bệnh mù màu đỏ - lục do gene lặn nằm trên X và không có allele tương ứng trên Y. Tại sao bệnh này thường gặp ở nam giới hơn so với ở nữ giới?
Nêu một số ứng dụng của sự di truyền giới tính và di truyền liên kết giới tính ở sinh vật trong sản xuất.
Di truyền giới tính và di truyền liên kết giới tính để giải thích các ứng dụng đó.
Một cặp vợ chồng không bị bệnh máu khó đông nhưng người vợ có bố mắc bệnh này. Nếu cặp vợ chồng này sinh con thì con của họ có nguy cơ bị bệnh máu khó đông không? Giải thích. Biết rằng, máu khó đông là bệnh do gene đột biến lặn liên kết X.
Để tăng số lượng cá thể trong đàn lợn nuôi, cần tăng số lượng cá thể cái hay số lượng cá thể đực trong đàn? Khi đó, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hay tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y được lựa chọn để tạo con giống? Giải thích.
Hãy trình bày quan điểm của em về vai trò của sự cân bằng tỉ lệ giới tính ở người.
Vì sao tỉ lệ các cá thể đực và cáu ở nhiều loài động vật lại thường là 1:1?
NST giới tính là gì? Hãy nêu sự khác biệt giữa NST thường và NST giới tính.
Giải thích tại sao, theo lí thuyết, xác suất sinh con trai hoặc sinh con gái của mỗi cặp vợ chồng là như nhau và bằng 50%.
Quan sát hình di truyền giới tính ở gà trong Bảng 10.1 và cho biết có thể dùng phép lai nào để phân biệt tính trạng do gene nằm trên NST thường với tính trạng do gene nằm trên NST Z không có gene tương đồng trên W.
Tại sao bệnh do allele lặn nằm trên NST X ở người thường biểu hiện chủ yếu ở nam giới?
Tìm hiểu một số ví dụ về ứng dụng của di truyền liên kết với giới tính trong chăn nuôi.
Hãy trình bày quan điểm của em về việc điều khiển giới tính theo ý muốn ở người.
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Ở ruồi giấm thực hiện phép lai P: XDXd × XDY, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Nhà khoa học nào sau đây phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính ở ruồi giấm?
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X, trong đó alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng. Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen là
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu về màu cánh người thực hiện các phép lai sau:
- Phép lai thứ nhất: P đực cánh xám × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng.
- Phép lai thứ hai: P đực cánh đỏ × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 1 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng.
- Phép lai thứ ba: P đực cánh đỏ × cái cánh đỏ → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh trắng.
Biết màu cánh của ruồi do một gen quy định, không xảy ra đột biến. Theo kết quả mày có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính.
II. Tính trạng cánh đỏ và cánh xám trội hoàn toàn so với tính trạng cánh trắng.
III. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ nhất sẽ cho tỉ lệ đời con 2 cái cánh xám: 1 đực cánh xám: 1 đực cánh trắng.
IV. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ ba sẽ cho tỉ lệ đời con 50% cánh xám: 25% cánh đỏ: 25% cánh trắng.
Ở tằm, gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu xám. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt được con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
Ở gà, gen A quy định lông vằn, a : không vằn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống , gà mái ngay từ lúc mới nở . Cặp lai phù hợp là
Ở người, các gen mù màu đỏ-xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết và cách nhau 3 đơn vị bản đồ. Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có cha bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ có thị lực bình thường và không bị máu khó đông là bao nhiêu
Ở người, các gen mù màu đỏ-xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết và cách nhau 3 đơn vị bản đồ. Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có cha bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ bị cả hai bệnh trên là bao nhiêu?
Ở một loài động vật cho con đực thuần chủng cánh dài, có lông đuôi giao phối với con cái thuần chủng cánh ngắn, không có lông đuôi thu được F1 100% cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình phân li ở hai giới như sau:
Giới cái: 36 con cánh dài, có lông đuôi; 9 con cánh dài, không có lông đuôi; 24 con cánh ngắn, có lông đuôi; 51 con cánh ngắn, không có lông đuôi
Giới đực: 90 con cánh dài, có lông đuôi;30 con cánh ngắn, có lông đuôi
Biết rằng tính trạng về lông đuôi do một gen có hai alen quy định, không phát sinh thêm đột biến và chỉ xảy ra hoán vị ở giới cái. Cho các nhận xét sau:
1. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST X
2. Tần số hoán vị gen bằng 20%
3. Tính dạng hình dạng cánh do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định
4. Cặp gen quy định tính trạng lông đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST Y
5. Cho cái F1 lai phân tích trong tổng số con đực được sinh ra thì kiểu hình cánh dài, không có lông đuôi chiếm tỉ lệ 0,05%
Số nhận xét đúng là?
Ở một loài động vật cho con đực thuần chủng cánh dài, có lông đuôi giao phối với con cái thuần chủng cánh ngắn, không có lông đuôi thu được F1 100% cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình phân li ở hai giới như sau:
Giới cái: 36 con cánh dài, có lông đuôi; 9 con cánh dài, không có lông đuôi; 24 con cánh ngắn, có lông đuôi; 51 con cánh ngắn, không có lông đuôi
Giới đực: 90 con cánh dài, có lông đuôi;30 con cánh ngắn, có lông đuôi
Biết rằng tính trạng về lông đuôi do một gen có hai alen quy định, không phát sinh thêm đột biến và chỉ xảy ra hoán vị ở giới cái. Cho các nhận xét sau:
1. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y
2. Tần số hoán vị gen bằng 20%
3. Tính dạng hình dạng cánh do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định
4. Cặp gen quy định tính trạng lông đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST Y
5. Cho cái F1 lai phân tích trong tổng số con đực được sinh ra thì kiểu hình cánh dài, không có lông đuôi chiếm tỉ lệ 5%
Số nhận xét đúng là?
Ở một loài thú, cho con cái lông dài, thân đen thuần chủng lai với con đực lông ngắn, thân trắng thu được F1 toàn con lông dài, thân đen. Cho con đực F1 lai phân tích, Fa có tỉ lệ phân li kiểu hình 125 con cái lông ngắn, thân đen : 42 con cái lông dài, thân đen : 125 con đực lông ngắn, thân trắng : 40 con đực lông dài, thân trắng. Biết tính trạng màu thân do một gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đúng?
1. Ở Fa tối đa có 8 loại kiểu gen.
2. Tính trạng chiều dài lông do hai cặp gen quy định.
3. Có 2 kiểu gen quy định lông ngắn, thân trắng.
4. Cho các cá thể lông dài ở Fa giao phối ngẫu nhiên, theo lí thuyết đời con cho tối đa 36 kiểu gen và 8 kiểu hình.
Ở một loài thú, cho con cái lông dài, thân đen thuần chủng lai với con đực lông ngắn, thân trắng thu được F1 toàn con lông dài, thân đen. Cho con đực F1 lai phân tích, Fa có tỉ lệ phân li kiểu hình 125 con cái lông ngắn, thân đen : 42 con cái lông dài, thân đen : 125 con đực lông ngắn, thân trắng : 40 con đực lông dài, thân trắng. Biết tính trạng màu thân do một gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đúng?
1. Ở Fa tối đa có 6 loại kiểu gen.
2. Tính trạng chiều dài lông do hai cặp gen quy định.
3. Có 2 kiểu gen quy định lông ngắn, thân trắng.
4. Cho các cá thể lông dài ở Fa giao phối ngẫu nhiên, theo lí thuyết đời con cho tối đa 18 kiểu gen và 8 kiểu hình.
Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thể Y, không có alen trên X. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có là: