Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyền có thể là:
-
A.
Tương tác bổ sung.
-
B.
Tương tác cộng gộp
-
C.
Phân li Menđen.
-
D.
Tương tác át chế.
P: hạt đỏ - tự thụ
F1 : 15 đỏ : 1 trắng
Do F1 có 16 tổ hợp lai
→ P cho 4 tổ hợp giao tử
→ P: AaBb
→ F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Do F1 : 15 đỏ : 1 trắng và P AaBb là đỏ
→ A-B- = A-bb = aaB- = đỏ và aabb = trắng
Vậy qui luật chi phối ở đây là tương tác cộng gộp. có 4 alen lặn thì sẽ cho kiểu hình màu trắng
Đáp án : B
Các bài tập cùng chuyên đề
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao cây do 2 cặp gen D, d và E, e phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội D và alen trội E quy định thân cao, các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Phép lai P: Cây dị hợp 2 cặp gen × cây đồng hợp 2 cặp gen lặn, tạo ra F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
Quy luật phân li độc lập của Mendel cho thấy các cặp allele nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác thể tương đồng sẽ di truyền như thế nào?
Vì sao nói Thomas Hunt Morgan là "cha đẻ" của di truyền học hiện đại?
Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên, tỉ lệ giới tính thường là 1:1.
Quan sát Hình 8.5, hãy giải thích kết quả phân li kiểu hình F2 trong các trường hợp gene quy định màu mắt ruồi nằm trên các nhiễm sắc thể X.
Căn ức vào Hình 8.5, hãy cho biết vì sao thí nghiệm nghiên cứu tính trạng màu mắt ruồi giấm của Morgan luôn bắt gặp con đực có kiểu hình lặn cao hơn con cái.
Quan sát Hình 8.7, hãy cho biết:
a) Điểm khác nhau cơ bản về phân li các gene trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 trong hai giả thuyết phân li đồng thời và phân li phụ thuộc.
b) Nguyên nhân dẫn đến kết quả phân li kiểu hình khác nhau ở hai giả thuyết phân li đồng thời và phân li phụ thuộc.
Vì sao kiểu hình tái tổ hợp chỉ xuất hiện ở thế hệ Fa khi cho ruồi cái lai phân tích mà không xuất hiện ở phép lai phân tích ruồi đực F1?
Quan sát Hình 8.10, hãy phân tích cơ sở tế bào học của hoán vị gene.
Trong chăn nuôi, trồng trọt, việc "di truyền ổn định từng nhóm tính trạng" hoặc "tăng biến dị tổ hợp" đều có ý nghĩa trong từng trường hợp. Hãy lấy ví dụ chứng minh.
Ở ruồi giấm, tính trạng râu ngắn là trội so với râu dài, mắt đỏ hạt dẻ là trội so với mắt đỏ, hai cặp gene này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 16,5 cM. Nếu cho cá thể có kiểu hình râu ngắn, mắt đỏ hạt dẻ được sinh ra từ cặp bố mẹ thuần chủng râu ngắn, mắt đỏ hạt dẻ và râu dài, mắt đỏ lai phân tích thì đời con sinh ra có khả năng xuất hiện kiểu hình râu dài, mắt đỏ không? Hãy giải thích.
Căn cứ vào nội dung Bài 7 SGK, hãy cho biết quan niệm của Mendel về bản chất sự di truyền tính trạng.
Vì sao nói "thực chất quy luật vận động của gene là quy luật vận động của nhiễm sắc thể"?
Ở cây hoa rồng, màu sắc hoa do một gene mã hóa enzyme sinh tổng hợp sắc tố đỏ quy định. Allele đột biến của gene này bị mất chức năng, không sinh tổng hợp được sắc tố đỏ.
Quan sát hình 7.5 và nhận xét về tính trạng xuất hiện ở cây F1
Ở cây hoa rồng, màu sắc hoa do một gene mã hóa enzyme sinh tổng hợp sắc tố đỏ quy định. Allele đột biến của gene này bị mất chức năng, không sinh tổng hợp được sắc tố đỏ. Quan sát hình 7.5, vận dụng quy luật di truyền Mendel giải thích sự di truyền màu hoa của cây hoa rồng.
Kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu được quy định bởi các allele đồng trội IA và IB. Allele IO là lặn, không mã hóa kháng nguyên. Sự tương tác giữa các sản phẩm của các allele trong cặp tương đồng quy định nhóm máu thuộc hệ thống ABO (bảng 7.1). Hãy cho biết người cha có kiểu gene như thế nào nếu người mẹ có nhóm máu O và sinh được những đứa con có nhóm máu O và con có nhóm máu A.
Quan sát hình 7.6, cho biết mối quan hệ giữa sản phẩm của gene B và gene A trong sự hình thành tính trạng màu lông chuột.
HbA là loại hemoglobin phổ biến nhất ở cơ thể người, được cấu tạo từ hai chuỗi polypeptide a và hai chuỗi polypeptide ß. Trong đó hai chuỗi polypeptide a do hai gene cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 16 là HBA1 và HBA2 quy định, chuỗi polypeptide ß do gene HBB nằm trên nhiễm sắc thể số 1 quy định. Hãy giải thích kiểu tương tác gene trong sự hình thành hemoglobin hoạt động ở người.
Ở thỏ, màu của mô mỡ do một gene có hai allele quy định (A và a). Màu sắc mỡ cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của thỏ. Khi ăn theo thực đơn bình thường, allele A quy định mỡ màu trắng trội hơn allele a quy định mỡ màu vàng. Khi ăn theo thực đơn đặc biệt, thỏ có kiểu gene khác nhau về gene này đều có mỡ màu trắng. Thực hiện phép lai thỏ có kiểu gene Aa với thỏ có mỡ màu vàng. Hãy xác định tỉ lệ thỏ có mỡ vàng và thỏ có mỡ trắng ở đời lai F1 trong mỗi trường hợp sau:
a. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn bình thường.
b. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn đặc biệt.
Giá sử lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng thu được đời F1 tất cả đều có hoa màu hồng thì liệu kết quả này có ủng hộ giả thuyết di truyền pha trộn không? Giải thích.
Có phải mọi tính trạng đều do một gene quy định?
Sản phẩm của các allele thuộc cùng một gene có thể quy định kiểu hình theo những cách nào? Giải thích.
Tìm thêm ví dụ về tương tác giữa các allele theo kiểu đồng trội.
Sản phẩm của các gene khác nhau có thể cùng tham gia tạo nên một sản phẩm theo những cách nào? Giải thích.
Vẽ sơ đồ khái quát thể hiện sản phẩm của các allele thuộc cùng một gene tạo ra một sản phẩm hình thành nên tính trạng.
Phân tử protein hemoglobin của người được cấu tạo từ hai loại chuỗi polypeptide khác nhau (a và ß). Đây có phải là một ví dụ về tương tác giữa các allele của cùng một gene hay không? Giải thích.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu quả do 3 cặp gen không alen (A, a; B, b; D, d) quy định, các cặp gen di truyền độc lập. Trong kiểu gen có ít nhất 3 alen trội không alen thì quả có màu đỏ, các trường hợp còn lại cho quả màu vàng. Cho một cây có quả màu đỏ (P) lần lượt giao phấn với 2 cây khác thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: với cây có kiểu gen aabbDD ở F1 có 50% cây quả vàng.
- Phép lai 2: với cây có kiểu gen AAbbdd ở F1 có 75% cây quả vàng.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đúng?
(1). Cây P dị hợp tử về 3 cặp gen.
(2). Ở phép lai 2, đời F1 có 2 kiểu gen quy định cây quả đỏ.
(3). Cho các cây quả đỏ ở F1 của phép lai 1 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây quả đỏ thuần chủng ở đời con là 9/256.
(4). Cho cây quả đỏ ở (P) tự thụ phấn, đời con có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình cây quả đỏ.
Cho các kiểu gen tạo nên các kiểu hình sau: A-B- : màu đỏ; A-bb: màu mận; aaB-: màu đỏ tía; aabb: màu trắng. Một gen lặn thứ ba cc gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu mận, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác. Alen trội C không biểu hiện kiểu hình. Nếu hai cá thể đều dị hợp về cả 3 cặp gen đem lai với nhau. Hỏi tỉ lệ kiểu hình màu đỏ nhận được ở đời con?
Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, thu được đời con F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây F1 cho giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 1 cây hoa đỏ:1 cây hoa trắng. Theo lý thuyết có tối đa bao nhiêu phép lai giữa các cây F1 phù hợp với kết quả trên?
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?
I. Cho cây T tự thụ phấn.
II. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.
III. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.
IV. Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.
V. Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
VI. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.