Nội lực và ngoại lực là hai lực
-
A.
cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
-
B.
ngược chiều nhau, tác động lần lượt lên các đối tượng, làm hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
-
C.
cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.
-
D.
đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
- Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:
+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)
+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…)
- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.
- Cả hai quá trình đều tạo nên các dạng địa hình mới: nội lực tạo nên các dãy núi trẻ hóa, các thung lũng, địa hào, dãy núi uốn nếp..; ngoại lực hình thành nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, các hang động, hàm ếch sóng vỗ, cột đá, khe rãnh…
=> Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Ngoại lực là
Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là
Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua
Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là
Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì
Nội lực có xu hướng
Đâu không phải là tác động của nội lực?
Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là
Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
Quá trình phong hóa các loại đá không phải do
Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?