Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là
-
A.
sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa.
-
B.
sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
-
C.
sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu.
-
D.
sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.
Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Do lục địa và đại dương có khả năng hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt khác nhau nên dẫn đến sự chênh lệch khí áp giữa lục địa -đại dương -> sinh ra gió mùa.
Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.
- Mùa đông: ở lục địa không khí lạnh và khô (hình thành áp cao), còn trên đại dương không khí ấm và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp thấp). Gió từ áp cao lục địa thổi đến áp thấp trên biển và đại dương đem đến khí hậu lạnh và khô cho các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.
+ Vào mùa hạ: ở lục địa không khí nóng và khô hơn (hình thành áp thấp) còn trên đại dương không khí mát và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp cao). Gió thổi từ biển và đại dương vào trong lục địa đem lại khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á?
Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?
Đặc trưng của gió mùa mùa hạ là
Khu vực nào sau đây có lượng mưa vào loại nhiều nhất thế giới?
Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở
Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là
Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là
Khí hậu châu Á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do
Đâu không phải là nguyên nhân khiến một số đới khí hậu châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau?
Khí hậu châu Á không có đặc điểm nào?
Cho biểu đồ
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Y – an –gun (Mi-an-ma)
Hãy cho biết địa điểm trên nằm trong kiểu khí hậu nào?
Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì