Đọc văn bản Dấu chân của Nguyễn Quang Sáng và thực hiện yêu cầu:
a. Chỉ ra đề tài của văn bản
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau và cho biết các vế câu đc nối với nhau bằng cách nào: “Lúc đó, trên tay mẹ, con cứ nhìn theo hai viên gạch đc gói trong chiếc khăn, mắt con tò mò, thơ ngây”
c. Văn bản "Dấu chân" của Nguyễn Quang Sáng gửi đến cta thông điệp gì? Thông điệp đó coa ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của em?
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào đặc trưng thể loại
Chú ý các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ đặc sắc
a. Đề tài: gia đình
b.
-Vế 1: "Con cứ nhìn theo hai viên gạch được gói trong chiếc khăn"
-Vế 2: "Mắt con tò mò, thơ ngây"
→ Quan hệ ý giữa các vế: Bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vế sau làm rõ thêm tâm trạng, cảm xúc khi hành động ở vế trước xảy ra.
→ Cách nối: Hai vế câu được nối bằng dấu phẩy (,), đây là cách nối không dùng từ nối, chỉ ngắt nhẹ để liệt kê hành động và cảm xúc.
c.
- Thông điệp: Ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của người cha và tình cảm gia đình thiêng liêng.
- Ý nghĩa: Nhắc em biết ơn cha mẹ, trân trọng tình thân và sống yêu thương hơn.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn trích dưới đây:
Trên gác xép nhà trưởng bản Hà Văn Nó có chiếc tù và không biết đã từ đời nào sót lại. Chiếc tù và này bằng sừng trâu, khảm bạc, rạn nứt, mạng nhện chăng đầy, tò vò làm tổ ở trong. Không ai chú ý đến nó. Nó nằm đấy, lăn lóc, vất vưởng. Năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kỳ lạ. Chúng bé như những cái tăm, bám đầy chi chít trên những cành lá. Đi vào rừng hay đi lên nương, cứ nghe tiếng sâu bật mình lách tách, tiếng rào rào nghiến lá của chúng mà rợn cả người. Không có thứ lá cây nào mà loài sâu ấy lại không ăn được. Từ lá lúa, lá tre, cả lá của những cây song, cây mây đầy gai cũng bị chúng nhai ngấu nghiến.
[ ... ] Trưởng bản Hà Văn Nó sai người giết trâu, giết lợn để xin trời đất quỷ thần phù hộ. Thầy mo bảo:
- Cái xương ông tổ họ Hà đang rữa, biến thành sâu bọ, phải lôi cái xương ra ánh mặt trời mà rửa mới hết được sâu.
Trưởng bản giật mình. Họ Hà ở đây có tục thiêu người khi chết. Sau khi thiêu xong, xương cốt được cho vào cái tiểu sành mang đi cất giấu. Ở trong dòng họ chỉ có một người đàn ông duy nhất biết được nơi cất giấu này. Trước khi chết, người ấy chọn ra một người trong họ để kế tục mình. Có lời nguyền rằng nếu thù ghét nhau, kẻ địch chỉ cần tìm được xương ấy mang tán trộn vào thuốc súng bắn đi là cả dòng họ tuyệt diệt. Họ Hà không ít kẻ thù. Bây giờ nếu mang ra rửa, làm lộ nơi giấu, khác nào tạo cho kẻ thù cơ hội tốt. Trưởng bản nghĩ ngợi. Ông biết kẻ thù đang rình rập ông từng bước, nhưng chẳng lẽ cứ để nạn sâu phá hoại quê hương?
Một đêm cuối tháng, trưởng bản thức dậy rồi gọi con trai là Hà Văn Mao theo mình.[ ... ]
Trưởng bản mở nắp tiểu sành, bày xương ra đất dùng rượu rửa. Xương cốt còn nguyên không hề mủn nát như lời thầy mo nói. Ở giữa đám xương có một sợi dây bằng bạc cực kỳ tinh xảo.
[ ... ] Hôm dọn đồ đạc, Mao thấy cái tù và ở trên gác xép. Trên tù và có một lỗ nhỏ buộc dây. Chàng sực nhớ ra sợi dây bằng bạc lấy trong đám xương cụ tổ. Chàng bèn lấy sợi dây đeo vào tù và. Chiếc tù và cũ bỗng dưng trông đẹp hẳn lên. Mao cầm tù và rúc thử một hồi. Thật kỳ lạ! Khi tiếng tù và vừa mới cất, những con sâu đen trên cây tự dưng quằn quại rồi rơi xuống đất.
Mao ngạc nhiên, chàng cầm tù và rúc thử vài lần. Những con sâu đen rụng xuống như mưa. Chàng sung sướng, vội vã sai ngay mọi người dừng việc dọn nhà.
Cả bản reo hò theo Mao lên rừng. Sáng ngày hôm ấy, chiếc tù và không ngớt rúc lên âm thanh kỳ lạ của nó. Sâu đen rơi xuống rào rào, người ta chỉ cần vun lại giết đi. Nạn sâu phá hoại chỉ trong một ngày đã bị diệt sạch. Diệt xong nạn sâu, dân bản Hua Tát mở hội ăn mừng. Chiếc tù và cũ được đặt trang trọng trên ngai thờ.
(Nguyễn Huy Thiệp, Chiếc tù và bị bỏ quên, In trong Những ngọn gió Hua Tát, NXB Trẻ, 04-2017)
Đọc bài thơ sau:
HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ
Con bây giờ thèm những bữa canh chua
Mà mẹ nấu trong ngày hè nắng cháy
Vị quê ơi, sao mà ngon đến vậy?
Đi suốt đời vẫn ngọt mãi trong tim ...
Cá chạch đồng cha bắt được, mẹ rim
Con học về đã thơm từ đầu ngõ
Đêm quê hương, theo cha con xách gió
Cánh đồng xa, xiêu vẹo ánh trăng gầy ..
Đêm giêng hai, thầm lặng cánh vạc bay
Trong cơn mưa kéo qua ngày giáp hạt
Chẳng thể quên những năm nhà đói khát
Để bây giờ vẫn khắc khoải trong mơ
Thương ao làng, những năm tháng tuổi thơ
Theo chân anh, hỏi con tôm, con cá
Kho tương gừng sao mà ngon đến lạ?
Xa quê rồi, đọng mãi vị nồng cay ....
Canh cua đồng, mẹ nấu với rau đay
Thêm cà muối, vị quê thành nỗi nhớ
Quẽ hương ơi! Bao tăm tình tuổi nhỏ
Gọi con về .. ... thương nhớ một miền quê.
(Vũ Tuần – “Khúc ru quê” – NXB Hội nhà văn Việt Nam, 2022)
a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
b. Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập trong khổ thơ cuối cùng?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong hai câu thơ sau:
"Canh cua đồng, mẹ nấu với rau đay
Thêm cà muối, vị quê thành nỗi nhớ"
d. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì?
e. Đọc bài thơ, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của bản thân với quê hương?
Đọc đoạn trích:
Vịnh Lan Hạ - vẻ đẹp tinh khôi trong sương sớm
Vịnh Lan Hạ năm ở phía nam của Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và phía đồng của đảo Cát Bà (Hải Phòng), có diện tích rộng hơn 7,000ha, trong đó 5,400ha thuộc sự quản lí của Vườn Quốc gia Cát Bà.
Vịnh Lan Hạ thu hút du khách ngay cả khi họ chưa một lần đặt chân đến nơi đây bởi cái tên nhẹ nhàng đến tinh tế “Lan Hạ”, tên gọi đó gợi liên tưởng tới hình ảnh của một đóa hoa lan hạ xuống trần thế. Vẻ đẹp mong manh, quyến rũ từ tên gọi đã khơi dậy sự tò mò đối với du khách.
Và khi đến nơi đây, ngoài những bãi tắm đẹp và khá nguyên sơ, Vịnh Lan Hạ còn thu hút du khách bởi những dãy núi đá vôi kì vĩ trên mặt biển. Những chiếc thuyền du lịch sẽ đưa du khách cảm nhận vẻ đẹp của vịnh khi đi qua những dãy núi đá vôi nhiều hình thù khác nhau nhưng hoàn toàn tự nhiên. Nếu không muốn đi tham quan vịnh bằng thuyền du lịch, du khách ưa mạo hiểm có thể đi trên những con thuyền kayak đầy màu sắc để khám phá vịnh. Vẻ đẹp Lan Hạ lúc này sẽ hiện ra thật gần và sống động.
Nếu đến vịnh Lan Hạ trong những tháng hè, du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của biển xanh, cát trắng, nắng vàng thì khi đến với Lan Hạ trong tiết trời tháng 2, tháng 3, nơi đây lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất khác. Với tiết trời se se lạnh cùng những cơn mưa xuân dịu nhẹ sẽ tạo cho Lan Hạ một vẻ đẹp bồng bềnh trong sương. Điều này sẽ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng đến thích thú như được lạc vào chốn “bồng lai, tiên cảnh” với những núi đá vôi lúc ẩn, lúc hiện. Quả thật, thiên nhiên đã dành thật nhiều ưu đãi cho nơi đây, để tạo nên một Lan Hạ lúc thật nhẹ nhàng, đằm thắm, lúc lại thật sống động, rực rỡ.
Ngoài ra, Vịnh Lan Hạ còn có làng chài Vạn Giá trên 100 tuổi với hàng trăm hộ gia đình sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản phục vụ khách du lịch. Chắc hẳn với không khí biển dịu dàng, thủy hải sản tươi ngon cùng những con người vùng biển mạnh mẽ, phóng khoáng, Lan Hạ sẽ níu chân du khách khi đã đặt chân đến nơi đây.
(Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng hợp), đăng trên VietNamtourism.gov.vn ngày 18/6/2021)
a. Xác định kiểu văn bản thông tin của văn bản trên.
b. Chỉ ra Sa pô của văn bản.
c. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên.
d. Nhận xét về thái độ của tác giả khi cung cấp thông tin trong văn bản trên.
e. Thông điệp ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên là gì? Vì sao?
Đọc văn bản sau
HẠNH PHÚC
Lược một đoạn: “Tôi” vốn không ưa cái tên Giao Hạ của mình, điều duy nhất an ủi “tôi” là không ai có trùng tên gọi ấy. Bỗng đâu Nguyên Hạ chuyển tới học chung lớp, “tôi” bị chia sẻ sự đặc biệt, “tôi” tưởng mình sẽ ghét bỏ người bạn mới vì điều đó.
Nhưng bây giờ, cứ nhìn Nguyên Hạ là tôi chẳng thể nào ghét nổi. Tự nhiên tôi thích chơi với nó. Khi nghe tôi nói vậy, nó tròn mắt ra nhìn rồi nhoẻn cười. Nó chả giống tôi lấy một chút, ngoài cái tên (mà cái tên cũng chỉ gần giống). Tóc nó dài, thẳng, hơi hoe vàng, mỏng dính, ép sát vào lưng như một dòng chảy nhỏ, lờ lững và buồn xa xăm. Nó trầm tư, đôi lúc còn thở dài. Bạn bè cùng lớp vẫn bảo tôi với nó là “qui luật bù trừ”. Nó có thể ngồi hàng giờ để nghe tôi “thuyết trình” về bất cứ cái gì mà tôi “nổi hứng”. Có hôm, nó làm tôi phát cáu về kiểu trầm tư “bà cụ non” đó. Tôi nhìn vào mắt nó rồi lắc đầu (như ba tôi vẫn làm). “Mày buồn quá. Tóc mày càng buồn. Mày phải cắt tóc đi mới được. Nhất định phải cắt. Tao khó chịu...”. Đáp lại cái giọng hậm hực của tôi, nó hỏi như là không: “Thế à?”.
Lược một đoạn: Thế rồi “tôi” rủ Nguyên Hạ tới nhà mình chơi và tự tay cắt mái tóc dài cho bạn. Nguyên Hạ xinh xắn hơn trong mái tóc ngắn nhưng nỗi buồn dường như chẳng vơi đi khiến “tôi” thấy như mình đã sai.
Nó bất chợt nhìn lên, lúc lắc mái tóc, cười thật ngộ nghĩnh rồi hỏi tôi:
- Hạ này, cậu có biết hạnh phúc là gì không?
Tôi đứng như chôn chân, tròn mắt nhìn. Tôi sửng sốt thật sự khi nghe nó hỏi. Hạnh phúc là gì ư? Tôi đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa? Hạnh phúc của tôi là cả gia đình, là bạn bè. Còn hạnh phúc của nó? Giọng nó bỗng trầm xuống:
- Ngày mai Hạ tới nhà mình nhé. Mai là ngày giỗ mẹ mình.
Tôi nắm chặt lấy cái lược, cố tìm một câu gì để an ủi nó mà không được. Cổ tôi nghẹn lại. Bóng nó khuất dần sau những cây phi lao gầy gộc, mong manh.
Ba của Hạ là một người có khuôn mặt khắc khổ. Ông yêu Hạ bằng tình yêu của cả cha và mẹ. Những bức tranh của ông bao giờ cũng chìm trong cảm giác cô đơn, trơ trọi mất hút giữa cái mênh mang của đất trời. Tôi chỉ thấy mắt ông ánh lên một chút khi thấy Hạ cười.
- Cháu ạ, Hạ nó kể về cháu nhiều lắm đấy. Bác rất cám ơn về những gì cháu làm cho Hạ.
Ông mỉm cười khi nói với tôi. Những nếp nhăn cứ hằn lên quanh đôi mắt. Ông nhìn chúng tôi nồng ấm, yêu thương.
Buổi trưa, chúng tôi lên đồi. Mộ của mẹ Hạ nằm dưới những cây thông cao, hướng ra biển. Tôi và Hạ ngồi cạnh nhau. Những cơn gió mang theo cả vị mặn, mùi của biển thổi vào làm bay bay hai mái tóc ngắn. “Hạ ạ, khi mẹ mất đi, mình cảm thấy niềm vui, hạnh phúc của ba con mình đã đi theo mẹ. Ba mình cũng vậy. Tất cả đều chìm trong nỗi buồn mà mình có lúc tưởng là mãi mãi. Mình biết, bạn đã cố gắng kéo mình ra khỏi nỗi buồn ấy. Nhưng khi đó thì mình không đủ sức. Bây giờ mình đã hiểu rằng hạnh phúc vẫn ở quanh mình. Ba yêu thương mình lắm và có lẽ mẹ cũng sẽ buồn lắm nếu biết được là vì mình mà ba mình khổ. Mình sẽ không để ba phải sống mãi trong nỗi buồn ấy. Còn bạn nữa, bạn cũng rất tốt với mình cơ mà. Mình sẽ hạnh phúc khi mình mang lại hạnh phúc cho mọi người. Phải vậy không?”.
Gió thổi làm cho lá thông ngả vào nhau, tấu lên một bản nhạc nhẹ nhàng như tiếng ai gọi từ xa vọng về. Những chiếc lá khe khẽ trở mình. Có một chiếc lá theo cơn gió liệng qua. Tôi và Hạ cùng giơ tay bắt lấy, chiếc lá có màu đỏ thắm lạ kỳ. Hạ giơ nó lên, soi dưới một tia nắng. Sắc đỏ ấy bỗng bắt vào, ánh lên trong mắt Hạ một màu như màu của hạnh phúc...
(Trích “Truyện ngắn trẻ 1997”, Lê Thu Mai, NXB Thanh Hoá, tr. 99-103)
a. Đề tài của câu chuyện là gì?
b. Xác định ngôi kể trong truyện ngắn "Hạnh phúc” và cho biết dấu hiệu để xác định ngôi kế ấy.
c. Xác định lời đối thoại, độc thoại của nhân vật trong đoạn sau:
- Hạ này, cậu có biết hạnh phúc là gì không?
Tôi đứng như chôn chân, tròn mắt nhìn. Tôi sửng sốt thật sự khi nghe nó hỏi. Hạnh phúc là gì ư? Tôi đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa? Hạnh phúc của tôi là cả gia đình, là bạn bè. Còn hạnh phúc của nó? Giọng nó bỗng trầm xuống
d. Từ tình cảm của “tôi” dành cho người bạn của mình, em nhận thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào?
e. Vì sao nhân vật Nguyên Hạ lại có sự thay đổi về quan điểm hạnh phúc?
g. Em có đồng tình với quan điểm: “Mình sẽ hạnh phúc khi mình mang lại hạnh phúc cho mọi người.” không? Vì sao?
Đọc ngữ liệu dưới đây:
BÀI HỌC ĐI CÂU
Ông nội vẫn im lìm như một tảng đá nghìn vạn tuổi. Trong khi tôi nóng lòng muốn xổ lồng thì ông vẫn cặm cụi với nào lưỡi, nào cước, nào mồi... rồi xem sao, nếm gió để quyết định hôm sau đi về hướng nào, mang loại cần gì.
Ông nội tôi là nghệ nhân câu cá. Từ bé tôi đã thấy ông gắn với chiếc cần câu. Vẻ im lặng bí ẩn của ông vừa an nhàn, vừa có cái gì đó giống như sự cam phận.
Không khỏi có lúc tôi thầm nghĩ: Làm đấng nam nhi mà chỉ quanh quẩn như ông nội thì kể cũng chán. Chính ông nội khiến tôi luôn mơ về biển cả. Nơi ấy chẳng có bến bờ, mới thực sự là nơi vẫy vùng thỏa chí. Tôi cũng sẽ theo nghề câu như ông nội nhưng mà tôi câu cá kình.
Thế là hằng đêm biển theo tôi vào giấc ngủ. Tiếng gào hú của sóng làm tôi cồn cào hướng mắt về phía chân trời.
Ông nội vẫn im lìm như một tảng đá nghìn vạn tuổi. Trong khi tôi nóng lòng muốn xổ lồng thì ông vẫn cặm cụi với nào lưỡi, nào cước, nào mồi... rồi xem sao, nếm gió để quyết định hôm sau đi về hướng nào, mang loại cần gì. Riêng về chuyện đó thì tôi phục ông tôi sát đất.
Một hôm tôi quyết định thử đi câu cùng với ông. Tôi vác theo chiếc sào to tướng dùng làm cần. Tôi móc con giun béo nhẫy làm mồi. Tôi cũng thả lưỡi xuống nhưng tâm trí chẳng tập trung nổi vào chiếc phao cứ lì lợm đứng im. Thật là tẻ nhạt và tù túng. Cuối buổi tôi dứt cước ném đi, dùng cần khua ầm ỹ xuống nước.
Hôm sau tôi xin ông để tôi được ra đi. Ông vẫn im lặng nhìn tôi, không tỏ ra bực tức hay vui mừng. Hình như ông rất muốn thở dài.
- Đi để thử sức thì cũng tốt - Ông chỉ bảo có vậy.
Tôi ra biển như mơ ước suốt thời bé. Tôi bỏ theo một tầu đánh cá với hy vọng sẽ bắt được cá kình. Trước mặt tôi giờ đây chỉ có đường chân trời. Nhưng chỉ được một thời gian tôi mới vỡ lẽ ra rằng không có gì chán cho bằng cứ lênh đênh trên biển. Tôi cồn cào nhớ đất liền, trong khi cá kình vẫn mất hút. Không ai, ngay cả tôi, ngờ được lại có ngày tôi tơi tả như một kẻ thất trận. Ông tôi vẫn không mừng, không buồn, tựa như việc tôi ra đi hay trở về chẳng khiến ông bận tâm, chỉ hỏi:
- Cháu về rồi à?
- Cháu về để theo nghề của ông.
Ông tôi bắt đầu truyền nghề cho tôi. Ông cho tôi một chiếc cần đủ cước, lưỡi nhưng không có mồi. Ông bảo cứ thả xuống câu, mắt không được rời phao. Tôi làm theo ông, thoạt đầu ruột gan như có lửa cháy.
Ông bảo không được nóng vội. Rồi tôi ngồi qua một tuần, chỉ muốn phát điên. Bài học nhập môn gì mà cay nghiệt thế. Rồi tôi cũng qua được một tháng, lòng gan đã dịu lại. Qua hai tháng, cảnh vật trở nên hiền hòa, mặt nước thôi nghiêng ngả. Qua ba tháng thì tôi không còn thấy cả chiếc cần câu đâu nữa. Bấy giờ ông tôi mới bảo:
- Giờ thì cháu có thể đi câu cá kình được rồi.
Tôi giật mình, mồ hôi túa ra. Tôi lại đi ra biển. Quả như ông nói biển không hề có sóng.
(Tạ Duy Anh)
a. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
b. Chỉ ra mối quan Về nghĩa giữa các vế của câu văn: “Tôi cũng sẽ theo nghề câu như ông nội nhưng mà tôi câu cá kình”.
c. Chỉ ra hình thức ngôn ngữ của lời thoại in đậm dưới đây: Ông tôi vẫn không mừng, không buồn, tựa như việc tôi ra đi hay trở về chẳng khiến ông bận tâm, chỉ hỏi: - Cháu về rồi à? - Cháu về để theo nghề của ông.
d. Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Ông nội vẫn im làm như một tảng đá nghìn vạn tuổi.”
e. Thử đi cậu cùng với ông, nhân vật “tôi” “thả lưỡi xuống nhưng tâm trí chẳng tập trung nổi vào chiếc phao cứ lì lợm đứng im”, cảm thấy “tẻ nhạt và tù túng” để rồi cuối buổi “dứt cước ném đi, dùng cần khua ầm ĩ xuống nước”. Điều này cho thấy tính cách nào của nhân vật?
g. Từ “bài học đi câu” mà người ông đã dạy cho nhân vật “tôi”, em có thể rút ra cho bản thân mình những bài học nào trong cuộc sống?
Đọc văn bản Chú Căng-gu-ru hạnh phúc và trả lời các câu hỏi:
CHÚ CĂNG-GU-RU HẠNH PHÚC
Bạn có lúc nào tự hỏi, vì sao mình lại có một cái tên kèm theo bên cạnh tên đi học không? Đó là một cách nối dài yêu thương của ba mẹ bạn đấy.
Ồ, bạn đang rất ngạc nhiên, phải không? Nhưng tớ chắc chắn tới 99% là đúng thế. Có những cái tên cực kì dễ hiểu, như tên tớ: Hà Trang, vì bố tớ quê Hà Nội, mẹ quê Nha Trang. Để kỉ niệm nơi mình lớn lên bố mẹ tớ đặt tên tớ là Hà Trang, đủ thấy bố mẹ yêu tớ thế nào rồi nhé. Nhưng chưa đủ, mẹ tớ nói chim én là loài chim bé nhỏ nhưng đem lại nắng ấm, hạnh phúc cho mọi người, vì nó là loài chim báo mùa xuân và bởi thế, tên thân mật của tớ là “Én”.
Khi cái Trang Én nói với mọi người về cái tên của nó, cả đám bạn mắt hình chữ A, miệng hình chữ O, hết thảy đều mở to hết cỡ và gật đầu lia lịa. Điều lạ lùng này chúng chưa từng nghe thấy. Và cả đám hẹn nhau sẽ gặp lại vào chiều mai, chúng sẽ nói cho nhau nghe bí mật đằng sau cái tên của mình.
Thằng Tùng Căng vì lí do gì đó mà nó quên mất việc hệ trọng này. Tên Tùng thì nó hiểu là cây tùng, có lần mẹ nói với nó. Nó đã bốc lên nói với bạn bè mình rằng vì bố mẹ mong muốn nó mạnh mẽ như một cây tùng.
– Vậy còn Căng? Là quả bóng bị thổi căng và nổ cái “bùmmm” à?
Thằng Tùng đã cố làm ngơ nhưng thằng Lý Hớn nhất định không tha. Nó truy hỏi điều mà thằng Tùng không biết. Cả đám cười ha hả. Thằng Tùng mặt đỏ bừng bừng, quê đến mức sau buổi học về, nhất định đòi bố mẹ bỏ ngay cái tên Căng quái quỷ vô nghĩa ấy.
– Tên Căng không hề vô nghĩa đâu, con trai.
Giọng bố rất ấm vẫn không thể khiến thằng Tùng nguôi giận vì chiều nay bị “quê” trước đám bạn. Bố vào phòng, lấy cuốn album cũ thật cũ, lần mở cho nó xem.
– Con biết con Căng-gu-ru chứ?
– Dạ, con biết. – Thằng Tùng đáp, có một chút băn khoăn không hề nhẹ.
– Đây là hình bố chụp khi con mới ra đời. Lúc ấy mẹ còn trong phòng cấp cứu vì vết thương không thể cầm máu. Còn con, bé hơn tất cả các em bé sinh trong ngày đấy. Con chỉ được kí tám, trong khi các em bé bình thường phải trên dưới ba kí.
– Nhưng chuyện ấy liên quan gì tới con Căng-gu-ru?
– Rất liên quan. Để giúp con sống khỏe mạnh trong môi trường bình thường, bác sĩ đã bảo bố mẹ, ông bà phải ẵm con trước ngực bằng một cái túi thật êm, cho tới khi con có đủ sức khỏe. Vậy là da con cọ vào da bố mềm mịn, ấm áp, khiến bố rất hạnh phúc.
Lim dim mắt như hồi tưởng bằng vẻ mặt sung sướng, bố chỉ vào bức hình thằng Tùng bé xíu xiu như con mèo, nằm lọt thỏm trong cái khăn lông thật mềm được bà ngoại mang trước ngực. Bà ngoại cúi xuống nhìn nó thiu thiu ngủ, môi nở một nụ cười tươi, âu yếm. Thằng Tùng bất chợt nhớ ra hồi bé, nó quen hơi bà tới mức đi đâu xa bà một ngày là khóc ầm lên vì nhớ bà. Nhưng rồi lớn lên, bận bịu học hành, bạn bè… có khi bẵng đi cả tuần nó không qua thăm bà. Bà gọi điện nói chuyện có khi nó chỉ trả lời qua quýt. Tối đó, thằng Tùng đã gói ghém quần áo, sách vở, xin phép bố mẹ qua ngủ với bà ngoại, khiến cả nhà rất ngạc nhiên.
Chiều hôm sau, thằng Lý Hớn dám cá chắc cú với cả đám, rằng thằng Tùng Căng đã rất chán cái tên Căng. Nhưng thằng Tùng lại cười rất tươi. Nó kể về ý nghĩa cái tên độc đáo của mình. Đó là điều bất ngờ mà tụi bạn nó không đứa nào nghĩ ra.
– Cậu là chú Căng-gu-ru hạnh phúc nhất thế giới. Vì những chú Căng-gu-ru bình thường chỉ lớn lên trong một cái túi, còn cậu có nhiều cái túi. Túi của bố, của bà, của mẹ, của ông. – Cái Trang Én mau nước mắt, vừa nói vừa quệt vội nước mắt.
Lý Hớn mim mím môi cũng gật đầu: “Công nhận. Tên Căng hay thiệt”.
Tên của bạn cũng có thể là cái tên hay nhất đấy. Nếu bạn hiểu được ý nghĩa của nó, tớ tin rằng chẳng bao giờ bạn muốn bỏ nó.
(In trong 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi,
Võ Thu Hương, NXB Kim Đồng, 2022)
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản “Chú Căng-gu-ru hạnh phúc” được kể theo ngôi kể nào? Ai là người kể chuyện?
b. Trình bày điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản “Chú Căng-gu-ru hạnh phúc”.
c. Tình huống nào trong truyện đã dẫn đến việc Tùng hiểu ra ý nghĩa tên “Căng” của mình? Phân tích vai trò của tình huống này trong việc phát triển cốt truyện.
d. Trong câu văn: “Lim dim mắt như hồi tưởng bằng vẻ mặt sung sướng, bố chỉ vào bức hình thằng Tùng bé xíu xiu như con mèo, nằm lọt thỏm trong cái khăn lông thật mềm được bà ngoại mang trước ngực”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ này trong việc khắc hoạ hình ảnh và cảm xúc của nhân vật.
e. Anh/chị rút ra thông điệp gì sau khi đọc xong văn bản “Chú Căng-gu-ru hạnh phúc”?
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Tôi là người khuyết tật. Từ ngày còn bé xíu, người ta đã chép miệng bảo tôi là con bé bất hạnh, đáng thương và tội nghiệp. Chính vì thế, trong tôi đã dần bắt đầu hình thành tính cách bi quan trước những khó khăn dù lớn hay nhỏ. Gặp bất cứ điều gì, tôi cũng đều thấy nó rắc rối và quá sức đối với một người không khỏe mạnh như mình.
Những lúc như vậy, bố thường kể cho tôi nghe mẩu chuyện “Chai nước giữa sa mạc”: Có hai chàng trai phải đi qua một sa mạc rộng lớn, trong tay mỗi người chỉ có một ít thức ăn và một chai nước. Đi đến giữa sa mạc, cả hai đều bắt đầu đói khát, và dĩ nhiên, chai nước của ai cũng chỉ còn có một ngụm nhỏ. Một người mệt mỏi nghĩ thầm: “Ôi chỉ còn có chừng này thôi à? Mình sẽ chết ngay thôi!”. Anh ta uống cạn chai nước và chỉ vài dặm sau, anh ta gục xuống. Còn người kia thì lại tự an ủi mình: “May quá, vẫn còn chừng ấy nước. Hi vọng mình sẽ sớm tìm thấy một hồ nước nhỏ và nhanh chóng vượt qua sa mạc này!”. Anh ta tiết kiệm từng giọt nước, động viên bản thân cho đến khi gặp được một bộ lạc, xin họ thêm vài chai nước nữa, rồi kết thúc hành trình của mình thành công.
Tôi thắc mắc hỏi bố kể chuyện này cho tôi nhằm ngụ ý gì, ông chỉ mỉm cười: “Trong từng trường hợp cụ thể, con sẽ có được những bài học riêng cho mình”.
Năm ấy, tôi vào lớp một mà chưa hề đi học trường mẫu giáo. Bạn bè, thầy cô, trường lớp hoàn toàn xa lạ đối với tôi. “Ê tụi bây, nhìn kìa, nhỏ kia bị què chân!”. Rồi những tiếng xì xào bàn tán, hỏi nhau bắt đầu ran lên: “Xe này tên gì vậy?”, “Sao phải ngồi xe này?”… Nhiều đứa tò mò lấy tay sờ từng bộ phận chiếc xe lăn của tôi. Tôi ngồi yên trên xe, sợ sệt không nói được một lời nào. Và cô giáo đã đến giải vây kịp thời, ngay khi mắt tôi bắt đầu hoe đỏ…
Về nhà, tôi đòi bố phải cõng tôi vào lớp, chứ nhất định không ngồi xe lăn nữa. Khi bố hỏi lý do, tôi òa khóc nức nở: “Các bạn nhìn con như người ngoài hành tinh. Con thật là dị thường!”. Bố cười hiền, nhẹ nhàng vuốt tóc tôi: “Con gái nhớ câu chuyện “Chai nước giữa sa mạc” không? Một người chết vì anh ta luôn nghĩ mình sẽ chết. Nếu con cứ nghĩ mình là người dị thường, khác lạ so với các bạn thì sẽ chẳng bao giờ con thấy được mình cũng là con người, cũng đi học, cũng sẽ biết đọc, biết viết. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực nằm trong đầu mình, con sẽ thấy mình không hề bất hạnh! Hơn nữa, xe lăn là bạn thân của con mà, con nỡ để bạn ở nhà sao?”. Tôi hiểu ra, gật đầu với bố. Những ngày sau đó, tôi vẫn cùng xe lăn đến lớp. Tôi rụt rè chia sẻ với các bạn về tình trạng khuyết tật của đôi chân mình, về cấu tạo và công dụng của chiếc xe lăn. Trái với nỗi lo của tôi, nghe tôi kể, các bạn ai cũng thương, giúp đỡ tôi rất nhiều, và thường đẩy xe lăn đưa tôi ra ngồi dưới gốc bàng xanh trong mỗi giờ ra chơi…
Năm tôi học lớp 7, được lựa chọn để phẫu thuật chân trong một chương trình nhân đạo, nhưng tôi lại nằng nặc không muốn đi vì sợ phải xa bạn bè, thầy cô đã thân quen. Bố lại ân cần: “Anh chàng kia trong câu chuyện Chai nước giữa sa mạc sống được vì anh ta tin mình sẽ ổn, mọi điều rồi sẽ tốt đẹp. Con hãy suy nghĩ ca phẫu thuật lần này sẽ giúp con có thể đi được. Một năm nằm viện rồi con sẽ đi học lại và làm quen được thêm nhiều bạn bè mới”. Một lần nữa, tôi lại thấm thía những lời bố nói, và lần quyết định đó đã giúp tôi tìm lại những bước đi trên chính đôi chân mình…
Câu chuyện Chai nước giữa sa mạc, tôi được nghe bố kể từ hồi tôi còn bé xíu… và tôi vẫn áp dụng bài học ý nghĩa đó mỗi ngày.
(Chai nước giữa sa mạc, Thanh Hoa, ĐHSP TP.HCM Đăng trên báo Áo Trắng số 13, ra ngày 01/08/2013)
a. Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó trong văn bản trên?
b. Truyện có cốt truyện đa tuyến hay đơn tuyến? Vì sao?
c. Em hiểu như thế nào về những câu văn sau: “Câu chuyện Chai nước giữa sa mạc, tôi được nghe bố kể từ hồi tôi còn bé xíu… và tôi vẫn áp dụng bài học ý nghĩa đó mỗi ngày.”
d. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ liệt kê trong câu văn: “Trái với nỗi lo của tôi, nghe tôi kể, các bạn ai cũng thương, giúp đỡ tôi rất nhiều, và thường đẩy xe lăn đưa tôi ra ngồi dưới gốc bàng xanh trong mỗi giờ ra chơi…”
e. Những bài học cuộc sống em rút ra qua đoạn trích đã cho.
Đọc ngữ liệu dưới đây:
NHỚ NGOẠI
Con về quê cũ trời thưa vắng
Ngõ cúc buồn tênh dậu cúc già
Bên thềm trầu úa không người hái
Cau đã mấy mùa quên trổ hoa.
Nhớ xưa bóng ngoại nghiêng chiều nắng
Tóc trắng cùng mây trắng dưới trời
Xòe tay ngoại đếm từng thu cuối
Con nào hay biết mỗi thu vơi
Con đi mỗi bước xa, xa mãi
Dáng ngoại bên hiên. Nắng tắt dần
Là nghiêng về cội con tìm ngoại
Tê tái chiều buông tim góc sân
(Nhớ ngoại, Bảo Ngọc, giữ lửa, NXB hội nhà văn Trang)
a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức giúp em nhận ra thể thơ đó
b. Liệt kê 2 hình ảnh thơ gợi tả cảnh vật trong khu vườn nhà ngoại trong thể thơ thứ nhất
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả diễn đạt của câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau:
Xoè tay ngoại đếm từng thu cuối
Con nào hay biết mỗi thu vơi
d. Nêu chủ đề và căn cứ đề xác định chủ đề của bài thơ trên
e. Thông điệp nào gợi tả từ bài thơ trên có ý nghĩa sâu sắc nhất với em?
Kết cấu của bài thơ là gì?
Kết cấu của bài thơ được thể hiện ở những phương diện tổ chức nào trong tác phẩm?
Ngôn ngữ thơ có đặc điểm gì?
Vì sao bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ?
Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Hình thức nghệ thuật của văn bản là cách …… mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biên pháp tu từ, vần, nhịp…) nhằm tạo nên…… của tác phẩm
Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Tác dụng của nó là gì?
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Tế Hanh, Quê hương)
Xác định một vài biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của chúng:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ Quê hương (Tế Hanh)
Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)
Chỉ ra một vài nét đặc sắc của kết cấu bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NÓI VỚI CON
Y Phương
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
1980
(Y Phương, in trong Thơ Việt Nam, 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1987)
a. Xác định bố cục của bài thơ. Bố cục đó có gì đặc sắc?
b. Tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của “người đồng mình”? Dụng ý của việc nói đến vẻ đẹp đó là gì?
c. Lời dặn dò của người cha đối với con trong bài thơ thể hiện hình ảnh người cha như thế nào?
d. Cách diễn tả tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ trong bài thơ có gì đặc sắc?
đ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
e. Nêu chủ đề của bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định chủ đề.
g. Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua bài thơ này?
So sánh sự khác nhau của cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Cách trình bày vấn đề khách quan |
Cách trình bày vấn đề chủ quan |
|
Đặc điểm |
… |
… |
Tác dụng |
… |
… |
Ví dụ |
… |
… |
Phân tích sự kết hợp giữa cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn văn sau:
Chủ đề cách ứng xử với thiên nhiên được tô đậm hơn qua những chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Hoài. Ban đầu, Hoài chưa hiểu quyết định trả tự do cho chim bống chanh đỏ, nên đã trách anh Hiến. Lời nói của anh đã thức tỉnh Hoài, đồng thời thức tỉnh chúng ta - những người đọc: “Nếu có đứa nào phá rối nhà mày thì mày tính sao... Vậy thì mày có muốn đóng vai thằng ăn cướp đối với gia đình con bồng chanh không?”. Những lời ấy khiến Hoài nhận ra giữa thiên nhiên và con người luôn có sự tương quan, chim bồng chanh cũng có mong muốn bảo vệ tổ ấm của nó, giống như con người. Vì thế, những điều ta không muốn xảy đến với mình, ta đừng gây ra cho tự nhiên và các loài vật. Từ đó, Hoài “thương đôi bồng chanh bây giờ đã tha con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại cùng nhau xây tổ để tránh mưa tránh nắng...”. Tình thương ấy xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, dù muộn mằn. Vì hành động nhất thời của hai anh em, chim bồng chanh đã phải bỏ tổ để đi nơi khác. Chi tiết này nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên, vì bất kì hành động vô tâm nào cũng có thể gây ra những tổn thương đối với muôn loài.
(Trích Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ”, Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
Nguyễn Du viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
nào phải để cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy. Tất cả những cảnh, những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết, nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thoả mãn thì đóng quyển sách lại cũng không còn gì. Nhưng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hết đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm chìm nổi những gì, hay là An-na Ca-rê-nhi-na5 (Anna Karenina) đã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi.
Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội. [...] Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phần khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra đương hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
[...] Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hoá” nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hoá thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ vẫn nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống, và cuộc sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao". [...] Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất, cuộc đời làm lụng hằng ngày, giữa thiên nhiên và giữa những người làm lụng khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ. Những nghệ sĩ không đến mở cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng lại trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thẩm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy. [...]
(Trích trong Tuyển tập, Tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
a. Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn “Lời gửi của nghệ thuật…cách sống của tâm hồn.”
b. Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau:
Bố cục |
Luận điểm |
Phần 1 (Từ đầu đến “cách sống của tâm hồn” |
Tác phẩm nghệ thuật vừa được xây dựng từ những vật liệu có sẵn, vừa gửi gắm lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. |
Phần 2 … |
... |
Phần 3 … |
.... |
c. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Những lí lẽ, bằng chứng trong đoạn cuối văn bản đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
d. Em ấn tượng nhất với đoạn văn nào trong bài viết? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với các bạn.
đ. Có bạn trẻ cho rằng: Khi đọc tác phẩm truyện, chỉ cần tập trung vào cốt truyện cho thỏa trí tò mò là đủ. Em có đồng ý với cách đọc này không? Từ nội dung văn bản và trải nghiệm đọc của bản thân, hãy trao đổi với bạn về cách đọc mà em cho là phù hợp nhất.
Mục đích của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử là gì?
Vẽ sơ đồ xác định cấu trúc của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
Kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thường chọn trình bày thông tin theo (những) cách nào? Vì sao?
Bài phỏng vấn là gì? Có mấy cách phân loại bài phỏng vấn?
Hoàn chỉnh sơ đồ bố cục của một bài phỏng vấn.
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh
Đất Mũi Cà Mau – nơi cực Nam của đất nước được khai phá vào cuối thế kỉ XVIL đầu thế kỉ XVIII, gắn liền với sự quản tụ của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Kh mẻ. Do vậy, nơi đây có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hóa đa sắc tộc được thể hiện qua nhiều phong tục, tập quân phong phú và đặc sắc.
Xưa có người kể rằng, những cư dân nơi Mũi Cà Mau là những người hùng ở phía Bắc vì không chịu được sự bóc lột của đế quốc phong kiến đã bỏ làng, bỏ đất mà đi về phương Nam. Họ cứ đi, đi mà đặc biệt Cà Mau, mảnh đất cuối cùng của đất nước vốn được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi và dừng lại để sinh cơ, lập nghiệp. Càng gắn bó với đất, với rừng, họ càng thấu hiểu câu nói: "Đất lành chim đậu", "Rừng là vàng, biển là bạc"....
Lịch sử hình thành, vị trị toạ lạc, diện tích
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002, nằm trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiến, tỉnh Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 400km, nơi có cột mốc cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, với tổng diện tích: 41862 ha, trong đó diện tích trên đất liền là 15 262 ha, diện tích ven biển là 26 600 ha – một vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước, cây mắm³. Đây là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hoá và lịch sử.
Đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á - Thái Bình Dương, du khách có thể thoả sức khám phá, tìm hiểu những nét đặc trưng độc đáo về địa lí tự nhiên và địa mạo tạo nên vùng sinh thái của sông, ven biển có một không hai ở Việt Nam.
Sẽ thật là thú vị khi bạn được lênh đênh bằng xuồng máy trên các sông, rạch, với những buổi đi xuyên rừng đước, thoả thích chụp ảnh các loài chim, thú, hít thở bầu không khí trong lành và lắng nghe những âm thanh vọng về từ cây lá, chim muông,... Du khách cũng sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi được biết Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm" với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện. Nơi đây hiện có hơn 100 loài động vật quý hiếm đang sinh sống.
Quần thể động thực vật phong phú
Do điều kiện thiên nhiên đặc trưng nên hệ động vật của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau rất phong phú, đa dạng với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ, trong đó có hai loài trong Sách đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và con cà khu². Một số loài phổ biến thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ,... Hằng năm, vào tháng Tám, những đàn chim di cư về rừng đước làm tổ, sóm chiều theo con nước kiếm ăn, bầu trời rừng đước lại rộn rã như ngày hội. Lớp chim ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có hơn 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có 5 loài có trong Sách đỏ của IUCN gồm cò Trung Quốc, bỏ nông chân xám, giang sen, rẽ mỏ cong hông nâu và quấn trắng.
Theo thống kê của các nhà khoa học ở Đất Mũi, mỗi năm đất nơi đây lấn biển khoảng 100 mét, đi theo quá trình bồi tụ là sự sống của cây có và các loài sinh vật. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nơi đây bạt ngàn rừng ngập mặn, tiếng lá cây và tiếng gió biển hoà quyện vào nhau trong một không gian thanh bình, yên ả.
Phải đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau mới thấy hết vẻ đẹp của những dãy rừng ngập mặn trù phú dọc theo bờ biển và bờ sông như những bức tường phòng hộ, chống gió, chống xói lở. Những loài cây ngập mặn tiên phong có tác dụng thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở biển. Điều kiện tự nhiên nơi đây cũng đã ngẫu nhiên tạo ra một môi trường sinh trưởng, phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể.
Mũi đất hướng ra biển
Nhìn trên bản đồ Việt Nam, mùi đất chỉ là một doi đất hơi nhọn hướng ra biển về phía tây, nhưng thực tế tại đây lại là một khoảng không gian rộng lớn, nơi đất mới bồi là một bãi sình lầy bằng phẳng, sâu trong đất liên là rừng đước xanh ngút ngàn. Phải phóng tầm mắt thật xa mới thấy thấp thoáng xóm Đất Mũi nằm lẫn với rừng cây. Còn khi nhìn về phía biển trong cái nắng chói chang có thể thấy mờ mờ hình dáng Hòn Khoai ngoài khơi xa. Không những thế, từ vọng hải đài, phóng tầm mắt ra khơi, quay mặt hứng luồng gió biển lồng lộng, hít thật sâu vào hai lá phối, du khách tưởng chừng như ngửi được mùi cá, mùi muối đặc trưng của vùng nước mặn mà từ đó cảm thấy Tổ quốc mình thật gần gũi, mến yêu.
Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Đến với Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biến, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến; chụp hình dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau và được chiêm ngưỡng nhiều điều kì thú khi hoàng hôn buông xuống, ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, đứng ở Mũi Cà Mau, du khách như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi.
(Theo Hỏi – đáp về những cánh rừng và vườn quốc gia Việt Nam, Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2009, tr. 178-181)
a. Mục đích viết của văn bản Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là gì? Những đặc điểm nào của văn bản đã giúp em nhận ra mục đích ấy?
b. Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản nào? Nhan đề của văn bản có mối quan hệ như thế nào với những thông tin cơ bản ấy?
c. Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Quần thể động thực vật phong phú... phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể”. Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy trong văn bản là gì?
d. Tìm ít nhất một chi tiết quan trọng mà tác giả đã sử dụng để làm rõ nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Em đánh giá như thế nào về vai trò của chi tiết ấy trong toàn văn bản?
đ. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc biểu đạt thông tin của văn bản
e. Qua thông tin “Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm và vai trò của cá nhân trong việc bảo tồn các giá trị nổi bật của những khu vườn quốc gia?
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRÒ VỀ THƠ VỚI HUY CẬN
Theo Phan Hoàng
Huy Cận là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn sót lại của phong trào Thơ mới. Vừa đặt chân đến Hà Nội, chúng tôi (sáu người trong đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh) tham dự hội nghị công tác Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ IV, rời nhà khách Chính phủ để đến thấp hương cho nhà thơ Xuân Diệu và thăm nhà thơ Huy Cận. Buồn thay, nhà thơ Huy Cận vắng nhà. Nhưng rồi chúng tôi cũng đã được gặp ông trong hội nghị. Và ông đã dành riêng cho chúng tôi một cuộc chuyện trò thủ vị về thơ.
[...]
– Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nhưng để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy, chàng Huy Cận bắt đầu từ đâu, thưa ông?
- Hồi nhỏ tôi rất thích thơ. Quê hương tôi lại là vùng có truyền thống văn nghệ. Tôi sinh năm 1919, tại làng An Phú thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bố tôi là một ông đổ Nho đậu Tam trường, có biết tiếng Tây. Ông đi làm hương sư, sau chán, trở về quê cày ruộng và mở lớp dạy chữ Hán. Bố tôi rất mê văn chương, thuộc Truyện Kiểu kinh khủng và hay bình Kiều. Mẹ tôi cũng mê Kiều và nể phục tài của chồng.
Còn cái làng tôi thì yêu văn nghệ vô cùng. Vào những đêm trăng thanh gió mát, nhất là vào mùa hè, thường là cả xóm kéo nhau ra bãi cát, gọi là bài Giang, để hát dặm hát ví với nhau. Nam nữ thanh niên ứng khẩu những câu ví dặm rất hay, rất tỉnh. Không khí thơ mộng chưa thấy ở bất cứ đâu. Và nhiều cuộc tình duyên cũng đã nảy nở, hình thành trong hoàn cảnh ấy.
Nhà nghèo, nên tôi phải sớm vào Huế nhờ ông cậu nuôi ăn học. Lúc bấy giờ mới bảy tuổi, tôi chưa biết Kiều là gì. Nhưng đêm đêm, có ông quản gia nhà bà con với tôi nằm đọc Kiều sang sảng: “Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau lưng theo một vài thằng con con..”. Tôi không biết “đề huế” là gì, “lưng túi” là gì, nhưng vẫn thấy rất hay.
Tất cả những cái đó làm cho mình đâm ra thích thơ, mặc dù tôi là thẳng học sinh giỏi cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên, nhưng rất mê thơ.
- Ông bắt đầu làm thơ từ khi nào?
- Lúc học ở Huế, năm lớp nhất thành chung, mười ba tuổi, tôi làm những bài thơ đầu tiên. Năm đệ tam, mười sáu tuổi, tôi mới có thơ đăng báo ở Huế như Tràng An, Sông Hương,... Đến năm mười tám tuổi, thơ tôi đăng liên tiếp ở bào Ngày nay. Và tôi bắt đầu nổi tiếng từ đó.
- Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát, ông nghĩ gì về thể thơ này?
- Lục bát là thể thơ rất Việt Nam, như là hơi thở của giống nòi. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học thì thơ Việt Nam có ba giai đoạn lục bát: lục bát của ca dao, lục bát của Nguyễn Du và lục bát của Huy Cận. Còn lục bát khác cũng có nhiều cái hay, nhưng nó không hẳn thành ra một giai đoạn lục bát.
Tại sao tôi viết được lục bát như vậy? Trước tiên là mê Kiều. Nhưng mê Kiều thì cũng có nhiều người mê kia mà? Điều quan trọng là lục bát thấm vào tôi từ nhỏ với những bài ví dặm câu năm chữ xen những câu lục bát. Như bài Mẹ goi con côi cực hay:
Cục lòng mẹ quá con ôi
Đi thời thương tiếc phải ngồi nuôi con
Ru duyên hơi, phận hơi
Ru duyên hơi, phận hơi
Ru duyên hơi, phận hơi
Ru con ăn con nhỏi
Ru non nước tình chung
Ru xuân hạ thu đông
Ru bốn mùa ở tình cảnh
Bóng trăng lên xấp xánh...
- Theo ông, lục bát Huy Cận khác gì lục bát Nguyễn Bính?
- Có loại lục bát vè. Có loại lục bát thơ. Lục bát của Nguyễn Bính và lục bát Huy Cận đều là lục bát thơ. Thơ lục bát của tôi cô đọng, đông đặc, nhưng không bí hiểm. So với Nguyễn Bính thì lục bát Huy Cận có phần cô đúc, sâu lắng hơn. Lục bát Nguyễn Bính gắn với ca dao, có chất thơ.
- Ông nghĩ gì về lục bát của các nhà thơ hôm nay?
– Có nhiều bài lục bát tài tình đấy. Như Cây tre của Nguyễn Duy chẳng hạn. Kĩ thuật lục bát bây giờ của nhiều anh cũng tài cũng nhuyễn. Thế nhưng, để có cái hồn riêng của từng người thì thật khó.
- Nhà thơ bây giờ như “là rụng mùa thu”, nhưng ít người có cái "riêng" chứ chưa nói là hay. Vậy theo ông, một nhà thơ trước hết cần tố chất gì?
– Tài năng. Anh bỏ hàng năm để làm một bài thơ, nhưng không có tài thì cũng hỏng. Nhưng tài năng thể hiện ở chỗ nào? Ở cảm xúc tổng thể, cảm xúc của trái tim, cảm xúc của cơ thể, cảm xúc của cả trí tuệ nữa, tức sự rung động về trí tuệ, vì nếu không thì anh làm xã luận, chứ không làm thơ được.
- Xin cảm ơn ông!
(In trong Phỏng vấn người Hà Nội, Phan Hoàng, NXB Trẻ, 2000)
a. Văn bản trên có phải là một bài phỏng vấn không? Dựa vào đâu em xác định như vậy?
b. Mục đích của văn bản này là gì? Hệ thống câu hỏi trong văn bản có giúp người phỏng vấn đạt được mục đích hay không? Vì sao?
c. Xác định những thông tin cơ bản của văn bản. Nhan đề Chuyện trò về thơ với Huy Cận đã khái quát được nội dung của toàn văn bản chưa? Giải thích suy nghĩ của em.
d. Có ý kiến cho rằng một người phỏng vấn giỏi phải biết ẩn mình, khơi gợi, tạo cảm hứng cho nhân vật và người đọc. Theo em, người phỏng vấn trong văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu đó chưa? Phân tích một ví dụ để làm rõ ý kiến của em
Tìm từ ngữ/ khái niệm thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành định nghĩa về truyện truyền kì.
Truyện truyền kì là một thể loại…., phản ánh hiện thực qua những yếu tố….