Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
-
A.
Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản
-
B.
Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.
-
C.
Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại - thời kì châu Á thức tỉnh
-
D.
Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam
Dựa vào những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu để suy luận trả lời.
Những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đã khảo nghiệm một con đường cứu nước mới cho dân tộc, chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản; cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn, các công ty thương mại; phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời, tạo điều kiện để tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam. Từ đó đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại - thời kì châu Á thức tỉnh.
Những hoạt động của Phan Bội Châu không tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là
Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?
Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước?
Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã?
Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là
Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là
“Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người dân ta, của dân ta
Dân là dân nước, nước là nước dân”
Đoạn thơ trên đây đã thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình với nước Nga Xô viết?
Đóng góp nổi bật của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 là gì?
Tổ chức cách mạng đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập?