Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
B1: Đọc mục I-2 trang 9, 10 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: bài học kinh nghiệm, nền tảng vững chắc, điểm tựa, khám phá, cơ sở.
Quá khứ lịch sử có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với hiện tại và tương lai:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước.
- Là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Là cơ sở, nhân tố thúc đẩy con người khám phá, nghiên cứu và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh nhân loại.
- Là nguồn gốc để mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử là vô giá trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
- Được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Các bài tập cùng chuyên đề
Thảo luận về các ý kiến được trích dẫn ở Tư liệu(tr 16) để làm rõ vai trò và ý nghĩa lịch sử?
Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường mà em đang theo học. Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em khi biết được những thông tin đó.
Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?
Hãy kể tên một bộ phim, một chương trình truyền hình,… ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.
Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào? Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất.
Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
Có quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân xã hội
Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc.
Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
Hãy kể tên một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn.
Tri thức lịch sử có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh
Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988):” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.
Hãy cho biết ý nghĩa câu nói Gioóc-giơ Ô-oen (người Anh): “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”.
Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội) ngày 2-9-1945.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãy:
- Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa
Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3 hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ.
Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, Sơ đồ 2.2 hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử
Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa thế nào đối với cá nhân và xã hội
Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách sưu tầm)
Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn học.