1. Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Em hãy cho biết những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành các nền văn minh ấy.
2. Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau:
Thành tựu trên các lĩnh vực |
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc |
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội |
|||
Hoạt động kinh tế |
|||
Đời sống vật chất |
|||
Đời sống tinh thần |
1.
B1: Đọc lại nội dung mục 1,2,3
B2: Từ sự liệt kê các thành tựu, học sinh nêu sự giống và khác nhau giữa các nền văn minh
2.
Bước 1: Xem lại nội dung mục 1.b, 2.b, 3.b SGK Mĩ thuật 2 KNTT
Bước 2: Chọn các ý chính gắn với mỗi lĩnh vực (như ảnh) để hoàn thành bài.
1.
Nội dung |
Văn lang- Âu Lạc |
Chăm-pa |
Phù Nam |
Điều kiện tự nhiên |
- Hình thành trên lưu vực con sông lớn - Giàu khoáng sản - Thuận lợi trồng lúa nước |
- Địa bàn miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn - Có đường bờ biển dài |
- Địa bàn: khu vực Nam Bộ ngày nay - Thuận lợi phát triển nông nghiệp - Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt |
Cơ sở xã hội |
- Cư dân sống thành từng làng - Càng làng liên kết với nhau => Nhà nước |
- Cư dân Sa Huỳnh - Cơ cấu xã hội là dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng |
- Nền văn hóa Óc Eo - Nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán phát triển - Cấu trúc làng nông-chài- thương nghiệp hình thành - Cư dân bản địa kết hợp cư dân Nam Đảo. |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ |
X |
- Ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ qua tầng lớp thương nhân - Lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo, mô hình tổ chức nhà nước, pháp luật. |
- Ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ thông qua thương mại biển. - Lĩnh vực: Văn hóa, chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo |
*Những điểm giống nhau:
- Cả ba nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Chăm -pa, Phù Nam đều có nền nông nghiệp là chủ đạo, nông nghiệp lúa nước.
- Cơ cấu xã hội sống theo làng (mặc dù có thể có tên gọi khác nhau: liên minh cụm làng, bản, v.v..)
- Cư dân làm bản địa là những người chủ yếu đóng góp, xây dựng nên nền văn minh của họ.
* Sự khác nhau giữa các nền văn minh:
- Văn minh Chăm pa và Phù Nam ảnh hưởng đậm nét bởi văn minh Ấn Độ, còn văn minh Văn Lang- Âu Lạc thì không bị ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
- Văn minh Phù Nam và Chăm pa phát triển rất mạnh thương mại biển, còn Văn Lang- Âu Lạc thì yếu tố thương mại biển phát triển kém.
2.
Thành tựu trên các lĩnh vực |
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc |
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội |
Nhà nước Văn Lang: cách ngày nay 2700 năm Nhà nước Âu Lạc (208 TCN- 179 TCN) |
Năm 192; nhà nước Lâm Ấp ra đời |
Đầu công nguyên, vương quốc Phù Nam ra đời Từ thế kỉ II-V trở thành vương quốc hùng mạnh |
Hoạt động kinh tế |
Trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp phát triển Đỉnh cao kỹ thuật đúc đồng |
Trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề thủ công, buôn bán đường biển |
Trung tâm buôn bán thương mại Nghề thủ công và nông nghiệp phát triển |
Đời sống vật chất |
Bữa ăn: cơm, rau, cá Lương thực chính: lúa gạo Trang phục: nữ mặc váy yếm, nam đón khố, cởi trần, đi chân đất. Nhà ở: chủ yếu nhà sàn Đi lại: bằng đường thủy, phương tiện thuyền bè |
Trang phục chính là “ka-ma”, vua quan đi dép, giày. Phụ nữ đeo trang sức Nhà ở: nhà trệt xây bằng gạch nung |
Ở: nhà sàn gỗ, lợp mái lá Đi lại: chủ yếu bằng thuyền Trang phục: đàn ông đóng khố, ở trần, nữ mặc váy, đeo trang sức |
Đời sống tinh thần |
Thờ vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực Trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật |
Thờ cúng tổ tiên, sinh thực khí. Tiếp thu Phậ giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo |
Tín ngưỡng đa thần, thờ sinh thực khí Tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo Chôn người chết dưới nhiều hình thức |
Các bài tập cùng chuyên đề
Điểm giống nhau trong tổ chức xã hội của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là
Điểm chung trong hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là
Nền văn minh Phù Nam được phát triển dựa trên nền văn hóa:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Phù Nam là:
Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Phù Nam thuộc khu vực nào trên đất nước Việt Nam ngày nay?
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là:
Nền văn minh phù nam được hình thành trên cơ sở nào?
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ quốc gia Phù Nam có thương nghiệp phát triển?
Điểm giống nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam là:
Vị trí địa lý tiếp giáp biển đã tạo điều kiện thuận lợi để vương quốc Phù Nam:
Hãy cho biết những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam
Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.
Em hãy sưu tầm một số hình ảnh cho thấy sức sống trường tồn của những giá trị các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Phù Nam?
Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội.
Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Phù Nam.
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát Hình 17.3, cho biết văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Phù Nam?
Nêu những thành tựu cơ bản về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam.
Hãy lập bảng những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.
Văn minh Phù Nam hình thành trên cơ sở nào? Yếu tố biển và kinh tế biển tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam?
Em hãy sưu tầm và giới thiệu một số tư liệu về nền văn minh Phù Nam
Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Phù Nam.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13.5,13.6, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Phù Nam.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13.7, 13.8, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Phù Nam.

Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Phù Nam.
Lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam theo mẫu dưới đây:

Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với bạn học về một di tích thuộc văn minh Chăm-pa hoặc văn minh Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.
Kể tên các thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa, nền văn minh Phù Nam.