Ổ bánh mỳ
Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.
Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư này cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế!
(TheoTruyện ngụ ngôn)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu.
Câu 1: Vị giáo sư người nước nào?
A. Nước Mỹ
B. Nước Brazil
C. Nước Ba Lan
D. Nước Ba Tư
Câu 2: Trên đường đến trường đại học, ông gặp ai?
A. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và khuôn mặt sáng sủa.
B. Một cô bé độ 6 hay 7 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
C. Một cô bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
D. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và nụ cười rạng rỡ.
Câu 3: Điều gì khiến vị giáo sư này cảm động?
A. Vì nhìn cậu bé ấy đáng thương
B. Vì lời cảm ơn của cậu bé đó
C. Vì cậu bé quay lại gặp ông
D. Vì cậu bé vẫn cầm bánh kem trên tay
Câu 4: Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ đến em điều gì?
Câu 5: Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu văn sau:
Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.
Câu 6: Viết tiếp để tạo thành câu có vị ngữ nêu đặc điểm của đối tượng được nói đến ở chủ ngữ:
Trong câu chuyện, em bé ăn xin…………………………………………..
Câu 7: Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ chỉ thời gian, gạch 2 gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau:
- Vì muốn con có cuộc sống tốt hơn, mẹ luôn chịu khó thức khuya dậy sớm.
- Hôm qua, vì gió quá to, cây cổ thụ bên đường bị gãy mất một cành.
Câu 8: Đặt câu theo yêu cầu dưới đây:
- Có chứa trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Có chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 9: Em hãy viết lại câu chủ đề có trong đoạn 1 của bài đọc trên?
Câu 1: Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Câu 2: Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Câu 3: Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.
Câu 4: Qua hành động của cậu bé em học được điều gì.
Câu 5: Em nhớ lại cách xác định các thành phần câu.
Câu 6: Em sử dụng từ chỉ đặc điểm để viết hoàn chỉnh câu.
Câu 7: Em nhớ về vị trí và nội dung của trạng ngữ.
Câu 8: Em lưu ý đặt câu sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu đề bài.
Câu 9: Em nhớ lại vị trí của câu chủ đề.
Câu 1: A. Nước Mỹ
Câu 2: C. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
Câu 3: B. Vì lời cảm ơn của cậu bé đó
Câu 4: Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ rằng chúng ta nên có lòng biết ơn khi ai đó giúp đỡ mình.
Câu 5: TN: Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn
CN: ông
VN: mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.
Câu 6: Trong câu chuyện, cậu bé ăn xin rất đáng thương.
Câu 7:
Hôm qua: trạng ngữ chỉ thời gian
Vì muốn con có cuộc sống tốt hơn: trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 8:
- Ở trong vườn, bà đang trồng cây xoài.
- Vì chăm chỉ thể dục, em có sức khỏe tốt.
Câu 9: Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên.