Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
- Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới.
- Biểu hiện của xu thế đa cực:
+ Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,... của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)....
+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
- Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.
Các bài tập cùng chuyên đề
Sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (11 - 1989) là một trong những biểu tượng cho sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những xu thế phát triển mới của thế giới. Đó là những xu thế nào? Vì sao xu thế đa cực trở thành xu hướng chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh? Hãy chia sẻ những điều em biết về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Bằng những kiến thức đã học và sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo, internet, em hãy chứng minh nhận định sau: “Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”. Theo em, xu thế đó mang lại những cơ hội nào cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước?
Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh?
Trình bày khái niệm đa cực?
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 3,4, nêu xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh?