Dựa vào gợi ý (SGK, tr.92), ghi lại những ý chính cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước.
- Giới thiệu câu chuyện:
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện:
- Nêu những điều gợi ra từ câu chuyện
Em dựa vào gợi ý ghi lại các ý chính theo yêu cầu.
- Giới thiệu câu chuyện:
Câu chuyện em đã đọc là “Sự tích Hồ Gươm”, kể về giai đoạn đất nước ta đang chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Lê Lợi, nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng trao cho thanh gươm thần, đã lãnh đạo quân dân ta giành được thắng lợi lớn. Sau khi đất nước hòa bình, Lê Lợi trả lại thanh gươm cho Rùa Vàng, và từ đó hồ nơi rùa xuất hiện được gọi là Hồ Gươm.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện:
Khi đọc câu chuyện, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về lòng yêu nước của tổ tiên. Hình ảnh Lê Lợi trả lại gươm cho Rùa Vàng như một lời hứa hòa bình, khiến em càng yêu thêm lịch sử đất nước và trân trọng những giá trị thiêng liêng. Qua đó, em thấy được sức mạnh to lớn của lòng đoàn kết và tinh thần đấu tranh vì tự do của dân tộc.
- Nêu những điều gợi ra từ câu chuyện:
Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ về lòng biết ơn đối với những người đi trước đã hy sinh cho sự bình yên của hôm nay. Nó cũng nhắc nhở em phải sống có trách nhiệm, đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển quê hương. Từ câu chuyện, em càng thêm yêu vẻ đẹp của Hà Nội với Hồ Gươm lấp lánh, nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử của dân tộc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cùng bạn hỏi đáp về ý nghĩa tên gọi khác của mỗi địa danh sau:
Thành phố Vì hoà bình
Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ đô Hà Nội tự hào được UNESCO chọn là thành phố tiêu biểu của Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong năm thành phố trên thế giới nhận giải thưởng “Thành phố Vì hòa bình”.
Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực của Thủ đô trong công cuộc đấu tranh vì hoà bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một thành phố hoà bình, năng động. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội luôn giữ được những nét truyền thống của Việt Nam, vươn lên với sức bật mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trở thành trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hoà bình. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, ngày 31 tháng 10 năm 2019, Hà Nội chính thức được UNESCO chấp thuận đưa vào “Mạng lưới các thành phố sáng tạo" vì sự phát triển dựa trên những sáng tạo về lĩnh vực thiết kế.
Tham gia mạng lưới, Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo.
Nguyễn Hoàng Dương tổng hợp
Mỗi mốc thời gian sau gắn với thành tựu gì của Thủ đô Hà Nội? Mỗi thành tựu đó nói lên điều gì?
- Ngày 16 tháng 7 năm 1999
- Ngày 31 tháng 10 năm 2019
Nhân dân Hà Nội có mong muốn và quyết tâm gì?
Việc tham gia "Mạng lưới các thành phố sáng tạo" mở ra cơ hội gì cho Hà Nội?
Tóm tắt nội dung bài đọc bằng 3 – 4 câu.
Tìm hiểu và giới thiệu về một vài thành tựu hoặc công trình tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội mà em biết.
Viết câu:
a. Giới thiệu câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước.
b. Nói về những điều gợi ra sau khi đọc câu chuyện về quê hương, đất nước.