Viết 4 - 5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi” (SGK, tr.60)
Em xem kĩ lại bài đọc “Ông Trạng Nồi” (SGK, tr.60) để làm bài.
Chàng trai nghèo trong câu chuyện “Ông Trạng Nồi” thật đáng khâm phục bởi lòng ham học và sự kiên trì vượt qua khó khăn. Dù hoàn cảnh nghèo khó, chàng không từ bỏ ước mơ và luôn nỗ lực để học hành, trau dồi tri thức. Điều khiến em ấn tượng nhất là lòng biết ơn của chàng khi nhớ đến sự giúp đỡ của hàng xóm và cách chàng đáp trả ân tình một cách khiêm nhường, chân thành. Từ câu chuyện, em học được rằng nếu có ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, bất cứ ai cũng có thể vượt qua nghịch cảnh để đạt được ước mơ.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nêu 1 – 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Thăm hỏi
- Giúp đỡ
- ?
Ông Trạng Nồi
Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.
Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.
Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:
– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:
– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.
Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.
Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:
– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.
Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: "Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:
– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.
Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.
Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?
Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua đồ vật gì? Vì sao?
Vì sao người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng ?
Kể tóm tắt câu chuyện Ông Trạng Nồi
Câu chuyện gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? Vì sao?
Viết 4 – 5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi”.
Gạch dưới và cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau:
Em yêu nhà em
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
Đoàn Thị Lam Luyến
Chọn một từ phù hợp trong khung điền vào các chỗ trống trong bài ca dao sau:
đợi, trông, chờ |
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn ……………. nhiều bề.
……………. trời, ……………. đất, ……………. mây
……………. mưa, ……………. nắng, ……………. ngày, ……………. đêm.
……………. cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Ca dao
Cho biết tác dụng của việc sử dụng từ em đã chọn ở bài tập 2.
Gạch dưới và cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau:
Ngôi nhà
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
Tô Hà
*Tác dụng:
Viết 2 - 3 câu văn hoặc sáng tác 4 - 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.