Đề bài

Em đọc kĩ dòng đầu tiên của đoạn thơ, tìm từ thích hợp để làm bài.

Phương pháp giải

Em đọc kĩ dòng đầu tiên của đoạn thơ, tìm từ thích hợp để làm bài.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Long lanh trên lá

Là giọt sương mai

Long lanh đầu ngày

Là tia nắng sớm

 

Long lanh đất ấm

Là giọt mưa reo

Long lanh bên đèo

Là con suối nhỏ.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nói 1 – 2 câu về một bãi biển, hòn đảo,... vừa kể tên.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước của gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.

Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

Theo Thi Sảnh

• Trường cửu: tồn tại lâu dài và vững bển.

• Gió nồm nam: gió dịu mát thổi từ phía đông nam tới, thường xuất hiện vào mùa hè.

 

 

Vì sao nói “bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm"?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Mỗi mùa, vịnh Hạ Long hấp dẫn lòng người bởi điều gì?

- Mùa xuân

- Mùa hè

- Mùa thu

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, vì sao nói những âm thanh nghe được là "âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về"?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đối với em, Hạ Long hấp dẫn bởi điều gì? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thi kể tên bãi biển, hòn đảo,... trên đất nước ta mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Gạch dưới các từ ngữ được dùng lặp lại trong mỗi đoạn thơ sau:

a.

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

 

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng Bảy

Có mưa tháng Ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng Sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ…

Trần Đăng Khoa

b.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nguyễn Đình Thi

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Mỗi từ được dùng lặp lại trong các đoạn thơ ở bài tập 1 có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Gạch dưới và cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, bài ca dao sau:

a.

Hôm nay bé hỏi mẹ

Tiếng gì là hay nhất?

Tiếng mưa rơi tí tác?

Tiếng gió lao xao hè?

 

Tiếng cạch cửa bố về?

Tiếng đàn ngân nga hát?

Tiếng đũa và tiếng bát?

Tiếng đầm ấm bữa cơm?

Phạm Thanh Vân

*Tác dụng:

b.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ca dao

*Tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Gạch dưới và cho biết tác dụng của các điệp từ trong đoạn thơ đã hoàn thiện ở bài tập 4.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết bài văn tả một người lao động đang làm việc dựa vào gợi ý (SGK, tr.59)

Xem lời giải >>