Đề bài

Dựa vào gợi ý (SGK, tr.48, tr.49), ghi lại những điều em ấn tượng về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... được nghe giới thiệu.

Phương pháp giải

Em dựa vào gợi ý rồi ghi lại những điều ấn tượng.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lần đầu tiên em đến Hà Nội, món ăn mà em háo hức muốn thử nhất chính là phở – món ăn trứ danh gắn liền với văn hóa ẩm thực thủ đô. Từ những câu chuyện, hình ảnh em từng xem qua, phở luôn là biểu tượng đặc trưng của Hà Nội mà em mong đợi được thưởng thức.

Khi tô phở được mang ra, em thực sự bất ngờ trước vẻ ngoài đơn giản nhưng tinh tế. Nước dùng trong veo, dậy lên mùi thơm của xương hầm, gừng, quế và hoa hồi, tất cả tạo nên một hương vị quyến rũ. Khi nếm thử miếng đầu tiên, em có thể cảm nhận được vị ngọt thanh của nước dùng, hòa quyện với từng sợi phở mềm, mịn. Thịt bò thì tươi ngon, vừa chín tới, kết hợp cùng hành lá và rau sống, tạo nên một trải nghiệm vị giác khó quên. Điều thú vị là mỗi người có cách ăn phở riêng, em cũng tự pha thêm chút ớt cay và chanh chua để tô phở thêm phần đậm đà.

Sau khi thưởng thức, em thực sự hiểu tại sao phở lại được yêu thích và trở thành biểu tượng của Hà Nội. Đây không chỉ là một món ăn mà còn là một phần văn hóa, một trải nghiệm đầy thú vị khi đến thăm thủ đô. Món phở Hà Nội đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em, khiến em càng yêu thêm thủ đô nghìn năm văn hiến.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trao đổi với bạn:

– Cách giới thiệu các sự vật trong câu thơ sau có gì thú vị?

Cửa sổ là mắt của nhà

Ô tô có mắt đèn pha soi đường.

Nguyễn Như Mai

– Theo em, "mắt của biển" là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

 

Những con mắt của biển

Việt Nam có hơn 90 ngọn hải đăng được ví như những người bạn đường tin cậy trên khắp các hải trình trải dài đất nước. Những ngọn hải đăng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn. Với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.

Hải đăng Đại Lãnh hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền ở lãnh thổ Việt Nam.

Hải đăng Kê Gà nằm ở mũi Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được khánh thành năm 1899, được ghi nhận là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.

Hải đăng Vũng Tàu trên đỉnh núi Tao Phùng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lịch sử ghi lại công trình này được xây dựng từ năm 1862.

Theo Nguyễn Quang Ngọc

• Hải trình: chuyến đi dài, xa trên biển.

• Bãi cạn: vùng biển có đá ngầm, cát,... nguy hiểm cho tàu thuyền

• Huyện Đông Hoài nay là thị xã Đông Hòa.

 

 

 

Những ngọn hải đăng giúp ích gì cho người đi biển?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vì sao những ngọn hải đăng có sức hấp dẫn, khơi gợi sự khám phá của du khách?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bài đọc giới thiệu những thông tin gì về mỗi ngọn hải đăng?

- Hải đăng Đại Lãnh

- Hải đăng Kê Gà

- Hải đăng Vũng Tàu

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Em ấn tượng nhất với ngọn hải đăng nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài văn tả một người thân trong gia đình.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dựa vào kết quả bài văn tả một người thân trong gia đình em, viết lại một đoạn trong bài đã viết cho hay hơn

Xem lời giải >>