Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu ghép ở bài tập 1.
Em áp dụng kiến thức đã học về câu ghép để làm bài.
- Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút.
+ Chủ ngữ 1: cậu tôi - Vị ngữ 1: mới trồng được vài năm
+ Chủ ngữ 2: những cây phi lao - Vị ngữ 2: chỉ cao hơn đầu người một chút
- Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xòa.
+ Chủ ngữ 1: ngọn cây - Vị ngữ 1: chưa cao lắm
+ Chủ ngữ 2: lá kim - Vị ngữ 2: đã ra xùm xòa
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ với bạn về một việc làm thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên mà em biết dựa vào gợi ý:
- Chăm sóc cây xanh
- Chăm sóc, chơi đùa với loài vật
- ?
Bầy chim mùa xuân
Tháng Giêng! Tôi nhớ những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất. Chúng xanh tươi, non nớt, tuy run rẩy yếu đuối nhưng cũng đầy kiêu hãnh. Chúng xuyên qua những vụn đất để trồi lên.
Hôm ấy, chúng tôi cùng bố mẹ ra vườn. Tôi vẫn còn bé nên mẹ nói: “Con hãy đi dép vào!". Những tôi xin mẹ cho đi chân đất bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng. Bố tôi là người bỏ xuống đất nhát cuốc đầu tiên còn anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn. Khu vườn dường như là cả thế giới tuyệt diệu của chúng tôi
Tôi ngồi thụp xuống dưới gốc cây hồng xiêm rất to và ngắm mấy cái hạt mầm. Gió xuân phảng phất bên tại tôi, trên má tôi. Tôi đã luôn nghĩ rằng mọi cây cối trong vườn, mọi chiếc lá hay mỗi bông hoa, chúng đều biết vui buồn.
Anh tôi chợt dừng hát, ngồi xuống bên cạnh tôi và thì thào:
– Này, anh vừa nhìn thấy đàn chim "Mùa Xuân" đấy.
Tôi quay phắt sang:
– Thật ư?
Một tay anh đưa lên miệng, tay kia anh chỉ cho tôi thấy. Ôi chao, đúng là một đàn đến hàng trăm con, loài chim mà chúng tôi đặt tên là "Mùa Xuân". Bởi vì chúng chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống. Chúng có màu đỏ. Tất cả chúng đều có màu đỏ. Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín.
Tôi nhìn thấy bố vẫy tay và chúng tôi rón rén trở về nhà, nhường cả khu vườn đang đâm chồi mướt mát cho bầy chim ấy.
Đỗ Bích Thuỷ
Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì?
Tìm những chi tiết cho thấy sự gắn bó của mọi người trong gia đình nhân vật tôi với khu vườn.
Bầy chim mùa xuân được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Qua hai đoạn văn cuối bài, em cảm nhận được tình cảm của gia đình nhân vật tôi dành cho bầy chim như thế nào? Vì sao?
Nói 2 – 3 câu về vẻ đẹp của khu vườn khi bầy chim mùa xuân trở về.
Tưởng tượng, viết 3 – 4 câu kể về hoạt động của bầy chim “Mùa Xuân” khi trở về khu vườn.
Dựa vào nội dung bài đọc “Bầy chim mùa xuân” (SHS, tr.26), tưởng tượng, viết 3 - 4 câu kể về hoạt động của bầy chim “Mùa Xuân” khi trở về khu vườn.
Gạch dưới những câu ghép trong đoạn văn sau:
Đồi cát trước nhà tôi là một rừng phi lao nhỏ. Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút. Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã xùm xòa. Mỗi khi có gió, cả rừng phi lao lại rì rào, rì rào.
Theo Phan Phùng Duy
Xác định cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được ở bài tập 1.
|
Cách nối các vế câu |
Câu số…. |
…………………………………………………………………………… |
Câu số…. |
…………………………………………………………………………… |
Câu số…. |
…………………………………………………………………………… |
Viết vào chỗ trống trong mỗi dòng sau một vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép.
a. Mặc dù mưa rất lớn nhưng…………………………………………………………………
b. Nhờ rừng nguyên sinh được bảo vệ nên…………………………………………………..
c. Tuy……………………………………………………nhưng cành lá đã sum sê, xanh biếc.
d. Vì…………………………………………………….nên hàng cây bạch đàn lớn nhanh trông thấy.
Viết đoạn văn (từ 3 - 4 câu) giới thiệu về một loài chim mà em thích, trong đó có ít nhất 1 câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng một cặp kết từ.
Gạch dưới cặp kết từ dùng để nối các vế câu trong đoạn văn ở bài tập 5.
Viết đoạn văn để tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em dựa vào gợi ý (SGK, tr.29)
Đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn đã viết ở bài tập 1.
Viết một thành ngữ phù hợp với nội dung bài đọc “Bầy chim mùa xuân” (SGK, tr.26) và cho biết cách hiểu của em về thành ngữ đó.