Đề bài

Viết. 

Phương pháp giải

Em chọn chương trình mình yêu thích để làm bài.  

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Mục đích:

+ Hỗ trợ đồng bào các vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đặc biệt là những người già, trẻ em và các gia đình khó khăn.

+ Khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của các bạn học sinh lớp 5A2.

- Thời gian và địa điểm:

+ Thời gian quyên góp: Từ ngày 15/01/2024 đến ngày 30/01/2024

+ Địa điểm tiếp nhận: Phòng học lớp 5A2 hoặc tại sân trường vào giờ sinh hoạt, các giờ ra chơi.

- Nội dung quyên góp:

+ Tiền mặt: Mọi khoản tiền quyên góp sẽ được ghi nhận và gửi tới đồng bào vùng lũ thông qua quỹ từ thiện của nhà trường.

+ Hàng hóa: Các nhu yếu phẩm như quần áo, sách vở, bút viết, thực phẩm khô (mì tôm, bánh kẹo), nước uống và thuốc men.

+ Đồ dùng học tập: Sách, vở, bút, thước để gửi tặng các bạn nhỏ tại vùng bị ảnh hưởng.

- Cách thức quyên góp:

+ Học sinh mang hàng hóa hoặc tiền quyên góp đến lớp 5A2 trong giờ ra chơi hoặc cuối buổi học.

+ Đối với những bạn có nhu cầu quyên góp thêm hoặc hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, vui lòng thông báo cho cô giáo chủ nhiệm để sắp xếp.

-  Ý nghĩa chương trình:

Hoạt động quyên góp này không chỉ giúp đỡ đồng bào đang gặp khó khăn mà còn là cơ hội để các bạn học sinh lớp 5A2 thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Từ tên gọi Đất Mũi và tranh minh hoạ, nêu cảm nhận của em về vùng đất này.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

VỀ THĂM ĐẤT MŨI

Về đây nghe đất thở

Phập phồng trước bình minh

Về đây trông đước chạy

Những bước chân ngập sình.

 

Gặp ngọn gió châu thổ

Đang mở hội trên đồng

Ca bài ca mở cõi

Của bao đời cha ông.

 

Ngút ngàn rừng mắm, đước

Xanh đến tận vô cùng

Phù sa như dòng sữa

Nuôi đất rừng Năm Căn.

Rẽ mắm thì ăn lên

Rễ đước thì cắm xuống

Bền bỉ suốt ngày đêm

Trong tình yêu của đất.

 

Nơi dãy biển gặp rừng

Đất và trời gắn lại

Cho bãi bồi vươn xa

Đất nước mình lớn mãi.

 

Lần đầu về Đất Mũi

Như về với nhà mình

Nơi địa đầu Tổ quốc

Rạng ngời ánh bình minh!

(Hoài Anh)

Từ ngữ

- Đất Mũi (thường gọi là Mũi Cà Mau): mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

- Đước: cây cao mọc ở rừng nước mặn, hoa vàng, hạt nảy mầm ngay trên cây.

- Mắm: cây mọc ở vùng đầm lầy ven biển, rễ trồi lên khỏi mặt bùn; thường được trỗng để bảo vệ đê ngăn nước mặn.

- Năm Căn: một huyện thuộc tỉnh Cà Mau.

 

Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi (gió, biển, đất trời,...) được miêu tả như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh!" gợi cho em suy nghĩ gì về Đất Mũi?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi” tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình"?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào bài đọc, em hãy giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè.

- Vị trí

- Vẻ đẹp tự nhiên (cây cối, đất đai, trời, biển,...)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp so sánh hay nhân hoá? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc miêu tả cảnh vật.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong khổ thơ dưới đây và đặt câu với mỗi từ tìm dược.

Lần đầu về Đất Mũi

Như về với nhà mình

Nơi địa đầu Tổ quốc

Rạng ngời ánh bình minh!

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ghi lại các nội dung em muốn sửa chữa.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ghi lại những thông tin về sản vật độc đáo của một địa phương mà em muốn giới thiệu.

- Tên gọi: 

- Sản vật đó có ở địa phương nào?

- Sản vật đó có đặc điểm gì độc đáo?

- Sản vật đó được sử dụng như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ghi lại những nhận xét, góp ý của thầy cô, bạn bè về phần giới thiệu của em.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ghi lại một số thông tin mà em thu thập được về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam.

- Đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ có tên là gì, ở địa phương nào?

- Đồ dùng hoặc đồ thủ công đó dùng để làm gì?

- Em thích nhất điều gì ở đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ đó? Vì sao? 

Xem lời giải >>