Đề bài

Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

 

  • A.

    Tư bản nhà nước

     

  • B.

    Tư bản tư nhân

     

  • C.

    Tư bản ngân hàng

     

  • D.

    Tư bản công nghiệp

Phương pháp giải

Dựa vào các lĩnh vực đầu tư của Pháp trong cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất để nhận xét.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế tư bản nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất. Vì thời kì này cơ sở hạ tầng ở Đông Dương lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư một số vốn lớn, thời gian quay vòng vốn chậm. Hơn nữa tình hình chính trị ở Đông Dương còn bất ổn => Tư bản tư nhân còn e ngại và nhà nước phải đi tiên phong mở đường đầu tư.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

 

  • A.

    Rivie       

     

  • B.

    Gácniê

     

  • C.

    Pôn Đume       

     

  • D.

    Bôlaéc

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào được từng bước du nhập vào Việt Nam?

 

  • A.

    Phương thức sản xuất phong kiến

     

  • B.

    Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp

     

  • C.

    Phương thức sản xuất thực dân

     

  • D.

    Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi nhuận?

 

  • A.

    Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa

     

  • B.

    Phương thức bóc lột phong kiến

     

  • C.

    Phương thức bóc lột thực dân

     

  • D.

    Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

 

  • A.

    1895 - 1918

     

  • B.

    1896 - 1914

     

  • C.

    1897 - 1914

     

  • D.

    1898 - 1918

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

 

  • A.

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B.

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C.

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D.

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

 

  • A.

    Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

     

  • B.

    Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

     

  • C.

    Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

     

  • D.

    Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

    Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển

     

  • B.

    Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp

     

  • C.

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh

     

  • D.

    Hệ thống đường giao thông được mở rộng

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

 

  • A.

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa

     

  • B.

    Kinh tế phong kiến

     

  • C.

    Kinh tế nông nghiệp thuần túy

     

  • D.

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

  • A.

    Cầu Chương Dương

     

  • B.

    Cầu Long Biên

     

  • C.

    Cầu Tràng Tiền

     

  • D.

    Cầu Hàm Rồng

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  • A.

    Giai cấp công nhân và tư sản.

  • B.

    Giai cấp tư sản.

  • C.

    Giai cấp tiểu tư sản.

  • D.

    Giai cấp công nhân.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

  • A.

    Phát triển nhanh, cân đối.

  • B.

    Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.

  • C.

    Không phụ thuộc vào chính quốc.

  • D.

    Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ý nào sau đây đánh giá không đúng về mặt tiêu cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) đến nền kinh tế Việt Nam?

  • A.

    Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.

  • B.

    Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ.

  • C.

    Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

  • D.

    Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hoàn cảnh thực tế nào không phải từ chính quốc thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)?

  • A.

    Kinh tế tụt hậu, mất dẫn ưu thế trước sự vươn lên của Đức và Mĩ.

  • B.

    Tình trạng hạn chế của thị trường nội địa làm hàng hóa tiêu thụ kém.

  • C.

    Cần thực hiện chính sách cai trị nhất quán và chặt chẽ ở Đông Dương.

  • D.

    Pháp nghèo nàn về nguyên liệu, phải nhập càng than, sắt,….

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong quá trình thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp đã áp dụng chính sách gì tiêu biểu?

  • A.

    Đồng hóa và liên hiệp.

  • B.

    Đàn áp và hòa hoãn.

  • C.

    Hòa hoãn và thương lượng.

  • D.

    Đồng hóa và thương lượng.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam bằng cách

  • A.

    tách Việt Nam ra khỏi Lào và Campuchia.

  • B.

    chia Việt Nam thành hai miền: miền Bắc và miền Nam.

  • C.

    chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.

  • D.

    chia dân tộc Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách

  • A.

    đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

  • B.

    lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.

  • C.

    thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.

  • D.

    tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

  • A.
     Phát triển nhanh.
  • B.
     Phát triển rất nhanh.
  • C.
     Không phát triển.
  • D.
     Có bước phát triển hơn trước.
Xem lời giải >>
Bài 18 :

 Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không tập trung vào hoạt động nào?

  • A.
     Phát triển công nghiệp nặng.
  • B.
     Khai thác mỏ.
  • C.
     Xây dựng hệ thống giao thông.
  • D.
     Cướp đất lập đồn điền.
Xem lời giải >>
Bài 19 :

 Ai là người tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương?

  • A.
     Anbe Xarô.
  • B.
     G. Catoru.
  • C.
     G. Độcu.
  • D.
     Pôn Đu-me.
Xem lời giải >>