Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624: 2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m kính) phải đạt tối thiểu 0,7g/m2. Một công ty cần sản xuất 20 000 m2 gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,75g/m2. Để tạo ra bạc, người ta tiến hành theo sơ đồ phản ứng như sau:
Biết hiệu suất cả quá trình là 80%.
a) Trong dung dịch A gồm có hai monosaccharide.
b) Trong quá trình thủy phân saccharose có thể thay xúc tác acid bằng xúc tác base.
c) Lượng bạc được tráng lên 20 000 m2 gương với độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,75 g/m2 là 15 kg.
d) Công ty yêu cầu dùng 15 kg saccharose là đảm bảo để sản xuất lượng gương với độ phủ bạc như trên.
a) Trong dung dịch A gồm có hai monosaccharide.
b) Trong quá trình thủy phân saccharose có thể thay xúc tác acid bằng xúc tác base.
c) Lượng bạc được tráng lên 20 000 m2 gương với độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,75 g/m2 là 15 kg.
d) Công ty yêu cầu dùng 15 kg saccharose là đảm bảo để sản xuất lượng gương với độ phủ bạc như trên.
a) đúng A gồm glucose và fructose
b) sai không thể thay được xúc tác acid bằng base.
c) đúng. mAg = 0,75. 20 000 = 15000 gam = 15 kg
d) đúng. msaccharose =\(\frac{{15.342}}{{432}}:80\% = 14,84kg\)
Các bài tập cùng chuyên đề
Thí nghiệm: Phản ứng của saccharose với Cu(OH)2
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch saccharose 5%.
+ Dụng cụ: ống nghiệm.
- Tiến hành:
+ Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
+ Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều.
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.
Dung dịch saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens nhưng khi đun nóng với dung dịch acid loãng thì tạo thành dung dịch phản ứng với thuốc thử Tollens. Giải thích.
Chuẩn bị:
- Hóa chất: Dung dịch saccharose 3%, dung dịch NaOH 10% dung dịch CuSO4 5%
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt
Tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH 10% và khoảng 0,5 ml dung dịch CuSO4 5% lắc đều
- Thêm tiếp vào ống nghiệm khoảng 4ml dung dịch saccharose 3%, lắc đều ống nghiệm đến khi thu được dung dịch đồng nhất (nếu còn chất rắn thì thêm tiếp dung dịch saccharose) rồi đun nóng dung dịch trong ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích
Giải thích vì sao khi đun nóng, saccharose không tạo kết tủa đỏ gạch với copper (II) hydroxide trong môi trường kiềm, nhưng sau khi đun nóng saccharose với dung dịch HCl loãng một thời gian, thì sản phẩm thu được lại tạo được kết tủa đỏ gạch với copper (II) hydroxide khi đun nóng.
Chuẩn bị
- Hóa chất: Dung dịch hồ tinh bột, dung dịch I2 trong KI
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch hồ tinh bột, thêm vài giọt dung dịch iodine trong KI. Lắc đều ống nghiệm
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích
Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm. Thuở ấu thơ, ai cũng từng có dịp thưởng thức các cây kẹo maltose, thường gọi là mạch nha. Saccharose có gì khác với maltose? Chúng có cấu tạo và tính chất hoá học như thế nào?
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử saccharose, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của saccharose.
Nhận xét và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Bằng phương pháp hoá học, phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: glucose, fructose và saccharose.
Giải thích tại sao khi đun nước đường có thêm một ít nước chanh thì dung dịch thu được ngọt hơn.
Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ (X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau):
Thuỷ phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Tính hiệu suất phản ứng thuỷ phân saccharose.
Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là
Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccharose 17,1% trong môi trường acid vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là:
Thủy phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là:
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
Chất nào dưới đây không có phản ứng tráng bạc khi cho phản ứng với thuốc thử Tollens?
Saccharose là một disaccharide. Phát biểu nào sau đây về saccharose là đúng.
Thủy phân 104g maltose thu được 104 g glucose. Hiệu suất thủy phân maltose thành glucose là:
Tại sao khi đun nóng saccharose với dung dịch HCl thu được dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 (có mặt dung dịch NaOH, đun nóng), tạo kết tủa đỏ gạch? Viết phương trình hóa học minh họa.
Các phát biểu về tính chất của saccharose và maltose:
a) Saccharose không thể tạo dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với Cu(OH)2.
b) Saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens.
c) Saccharose có thể bị thủy phân thành glucose và fructose.
d) Maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens và làm mất màu nước bromine.
Saccharose và maltose đều tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng với thuốc thử Tollens.
B. Phản ứng thủy phân trong môi trường acid.
C. Phản ứng với dung dịch nước bromine.
D. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch.
Phản ứng đặc trưng của maltose là
A. phản ứng với dung dịch NaOH.
B. phản ứng màu với iodine.
C. phản ứng thủy phân tạo ra glucose.
D. phản ứng lên men trực tiếp tạo ra ethanol.
Saccharose tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng với thuốc thử Tollens.
B. Phản ứng với nước bromine.
C. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
Maltose được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A. Thủy phân saccharose.
B. Thủy phân tinh bột
C. Kết hợp glucose và fructose.
D. Lên men ethanol
Phản ứng đặc trưng của saccharose là
A. phản ứng thủy phân tạo glucose và fructose.
B. phản ứng màu với iodine.
C. phản ứng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch.
D. phản ứng mất màu nước bromine.
Thủy phân một phân tử saccharose tạo thành
A. hai phân tử glucose
B. một phân tử glucose và một phân tử fructose.
C. hai phân tử fructose.
D. một phân tử galactose và một phân tử glucose.
Saccharose monolaurate là ester thu được khi cho saccharose tác dụng với lauric acid.
a) Cho biết công thức phân tử của saccharose monolaurate.
b) Vì sao saccharose monolaurate được sử dụng làm chất nhũ hoá?
c) Saccharose monolaurate có phản ứng với thuốc thử Tollens không? Giải thích.
d) Saccharose monolaurate là một trong những chất phụ gia có chức năng kép do khả năng nhũ hoá và hoạt tính kháng khuẩn của nó. Từ 500 g saccharose và 100 g lauric acid có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam saccharose monolaurate? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 47%.
Đường nghịch chuyển thật sự có nhiều lợi ích so với đường saccharose, tức đường mía quen thuộc tại nhà như đã trình bày ở bài trên. Em có thể sản xuất đường nghịch chuyển từ đường saccharose sẵn có tại nhà theo hướng dẫn sau:
Thí nghiệm: Điều chế đường nghịch chuyển từ saccharose
Đụng cụ: cân, ống đong, nhiệt kế, nồi thuỷ tinh hoặc inox, bếp.
Hoá chất: nước, saccharose, 5 quả chanh tươi.
Tiến hành:
Bước 1: Cho vào nồi 480 mL nước. Thêm tiếp 1 kg đường cát và nước cốt chanh. Khuấy đều cho đường tan hết.
Bước 2: Đun sôi nhẹ dung dịch thu được trong khoảng 1 giờ. Thỉnh thoảng khuấy đều.
Khi nhiệt độ đường trong nồi đạt khoảng 1.14 °C, công đoạn điều chế đã hoàn tất. Có thể kiểm tra bằng cách cho một ít đường vào nước lạnh, đường thành phẩm phải cuộn lại thành khối.
Bước 3: Tắt bếp, để đường nguội đến nhiệt độ phòng. Thành phẩm sẽ đặc như siro, có thể trữ trong các lọ thuỷ tinh để dùng dần.
a) Vì sao dùng đường nghịch chuyển trong pha chế thực phẩm kinh tế hơn so với việc dùng đường saccharose?
b) Viết báo cáo thực hành theo mẫu sau:
I. Mục tiêu
II. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
III. Cách tiến hành
IV. Thảo luận, đánh giá kết quả
- Về màu.
- Về mùi.
- Về độ sánh.
- Về khả năng tan trong nước.
V. Kết luận