Đề bài

Người ta mở rộng một cái ao hình vuông để được một cái ao hình chữ nhật có chiều dài gấp \(2\) lần chiều rộng. Sau khi mở rộng, diện tích ao tăng thêm \(600\,{m^2}\) và diện tích ao mới gấp \(4\) lần ao cũ. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc cọc để đủ rào xung quanh ao mới? Biết rằng cọc nọ cách cọc kia \(1\,m\) và ở một góc ao người ta để lối lên xuống rộng \(3\,m\). 

  • A.

    \(120\)

  • B.

    \(118\)

  • C.

    \(119\)

  • D.

    \(122\)

Phương pháp giải

Áp dụng kiến thức làm bài toán hiệu tỉ để tính được diện tích hình chữ nhật mới.
Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật mới.
Tính chu vi vủa hình chữ nhật.
Tính số cọc để rào xung quanh ao.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có sơ đồ:

Diện tích ao mới là:

\(600:\left( {4 - 1} \right).4 = 800\,\left( {{m^2}} \right)\)

Ta chia ao mới thành hai hình vuông có diện tích bằng nhau như hình vẽ. Diện tích một hình vuông là:

\(800:2 = 400\,\left( {{m^2}} \right)\)

\(400 = 20.20\)

Cạnh của hình vuông hay chiều rộng của ao mới là \(20\,m\)

Chiều dài của ao mới là: \(20.2 = 40\,\left( m \right)\)

Chu vi áo mới là:

\(\left( {20 + 40} \right).2 = 120\,\left( m \right)\)

Số cọc để rào xung quanh ao mới là:

\(\left( {120 - 3} \right):1 + 1 = 118\) (chiếc)

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tính diện tích và chu vi của bìa sách, bảng con, hộp bút,...

Mỗi học sinh quan sát đối tượng đo trong hoạt động cá nhân của mình (bảng con, vở bài tập, sách giáo khoa,...).

+ Ghi tên hình dạng của các đồ vật.

+ Chọn thước phù hợp để đo kích thước của các đồ vật rồi tính chu vi, diện tích của các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tính diện tích và chu vi của mặt bàn giáo viên, mặt ghế học sinh, cửa sổ, bảng lớp học,...

Mỗi nhóm quan sát một số đồ vật trong lớp. Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, chẳng hạn:

Quan sát, đo kích thước và chu vi, diện tích của mặt bàn học trong lớp, mặt bàn giáo viên, cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp,...

+ Thảo luận về tên hình dạng của các đồ vật và đo kích thước, tính chu vi, diện tích của chúng, ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm.

+ Nêu nhận xét của nhóm về hình dạng, kích thước của đồ vật có phù hợp với việc học tập không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tính diện tích và chu vi của sân bóng, vườn trường, phòng học nghệ thuật,...

Học sinh từng nhóm quan sát một số công trình kiến trúc trong trường, thảo luận và xác định hình dạng của chúng. Sau đó đo các kích thước để tính chu vi, diện tích ( Chẳng hạn: sân trường, bồn hoa, sân khấu, sân bóng, nền nhà phòng máy tính, bảng tin, vườn trường,...)

Có thể quan sát, ước lượng các kích thước khi đo và tính chu vi, diện tích.

+ Ghi tên hình dạng, kích thước, chu vi, diện tích vào phiếu học tập khi đo và tính toán.

+ Nêu nhận xét về hình dạng và các kích thước, kiến trúc có phù hợp với hoạt động học tập, sinh hoạt của giáp viên, học sinh trong trường không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Treo phiếu học tập với kết quả của cá nhân, nhóm.

Giáo viên và học sinh đánh giá và tự đánh giá, nhận xét kết quả các hoạt động của cá nhân, nhóm và kết luận (quá trình tham gia và sản phẩm).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tính diện tích của hồ bơi có kích thước như hình vẽ sau:

Tính diện tích của hồ bơi có kích thước như hình vẽ sau:D. Diện tích của hồ bơi là 22 m2 (ảnh 1)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tính diện tích mảnh vườn được tạo bởi 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật như hình vẽ:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng bằng \(15\,cm\) và nửa chu vi bằng \(40\,cm\)?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho diện tích tứ giác (1) bằng \(20\,c{m^2}\), Diện tích tam giác (2) bằng \(16\,c{m^2}\), Khi đó diện tích của hình trên bằng:

 Cho diện tích tứ giác (1) bằng 20cm2, Diện tích tam giác (2) bằng 16cm2, Khi đó diện tích của hình trên bằng:B.36dm2C.26cm2D.36cm2 (ảnh 1)

Xem lời giải >>