Trống đồng Ngọc Lũ là một trong những chiếc trống đồng cổ hiện được lưu trữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ đó có dạng hình tròn với đường kính 79,3 cm. Biểu thức số nào sau đây biểu thị diện tích của mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ đó (lấy \(\pi \) = 3,14)?
a) (79,3 : 2)2.3,14 (cm2)
b) (79,3)2. 3,14 (cm2)
Bước 1: Tìm bán kính R của trống đồng
Bước 2: Tìm biểu thức số tính diện tích của trống đồng (S = \(\pi .{R^2}\))
+ Bán kính R của mặt trống đồng Ngọc Lũ là: \(R = 79,3:2\) (cm)
Vậy diện tích của mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ là: S = \(\pi .{R^2}\) = (79,3 : 2)2 . 3,14 (cm2)
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số, biểu thức chứa chữ.
a) 23 + 8.9;
b) 3a+7;
c) (34 – 5) : 8;
d) \((\dfrac{3}{x} - {y^2}) + 2\)
Hãy viết các biểu thức biểu thị chu vi và diện tích của một hình vuông có cạnh bằng 3 cm.
Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích của một hình thoi có các đường chéo bằng 6 cm và 8 cm.
Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 7 cm, chiều rộng bằng 4 cm và chiều cao bằng 2 cm.
Xác định các số và các phép tính có trong mỗi biểu thức.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) 12 . a không phải là biểu thức số.
b) Biểu thức số phải có đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
Viết biểu thức số biểu thị:
a) Diện tích của hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 3 cm, chiều cao tương ứng là 5 cm;
b) Diện tích hình tròn có bán kính là 2 cm.
Một hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 6 cm. Biểu thức nào sau đây dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó?
a) \(2.5 + 6\) (cm)
b) \(2.(5 + 6)\) (cm).
Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích hình bình hành có độ dài cạnh đáy bằng 6 cm và chiều cao bằng 5 cm.
Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số quả cam được xếp trong 4 lớp trên cùng của khối trong Hình 1.
Viết biểu thức số biểu thị diện tích phần bể được lát gạch (xung quanh bể và đáy bể) của một bể bơi có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 15 m, chiều rộng 10 m và chiều cao 1,2 m (biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
Mỗi ngày lượng nước một người cần uống (tỉnh theo đơn vị lít) bằng khối lượng cơ thể (tính theo đơn vị ki-lô-gam) nhân với 0,03, sau đó cộng với lượng nước tăng cường cho thời gian vận động (cứ mỗi 30 phút vận động cộng thêm 0,335 l nước).
(Nguồn: https://24hthongtincom/co-the-can-cung-cap-bao-nhiet-mnuoc-moi-ngay.html)
a) Em Dung 7 tuổi nặng 23 kg, mỗi ngày em đạp xe 15 phút và tham gia các hoạt động vận động khác trong 105 phút. Viết biểu thức số biểu thị lượng nước em Dung cần uống mỗi ngày.
b) Áp dụng cách tính trên, hãy tỉnh lượng nước mà mỗi thành viên trong gia đình em cần uống mỗi ngày.