Đề bài

Bất phương trình nào sau đây không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn \(x\)?

  • A.

    \(2x + 1 \ge 0\)

  • B.
    \(2 - 3x < 0\)
  • C.
    \( - 2x \le 0\)
  • D.
    \({x^2} + x < 2\)
Phương pháp giải

Bất phương trình dạng \(ax + b < 0\) (hoặc \(ax + b > 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} ax + b \le 0;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} ax + b \ge 0)\) trong đó \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b\) là hai số đã cho, \(a \ne 0\) được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bất phương trình \({x^2} + x < 2\) không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Chọn D.

 

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Giả sử mỗi hộp màu tím đặt trên đĩa cân ở Hình 1 đều có khối lượng là \(x\), còn mỗi hộp màu vàng đều có khối lượng 1 kg. Khi đó, hai biểu thức biểu thị (theo \(x\)) tổng khối lượng của các hộp xếp ở đĩa cân bên trái, đĩa cân bên phải lần lượt là \(3x + 4,\,\,x + 6\). Do đó cân lệch về bên trái nên ta có hệ thức: \(3x + 4 > x + 6\).

Trong toán học, hệ thức \(3x + 4 > x + 6\) được gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xét hệ thức \(3x + 4 > x + 6\) (1) nêu ở bài toán ở phần mở đầu.

a. Các biểu thức \(3x + 4,x + 6\) có phải là hai biểu thức của cùng một biến \(x\) hay không?

b. Khi thay giá trị \(x = 5\) vào hệ thức (1), ta có được một khẳng định đúng hay không?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chủ đầu tư khu chung cư Vạn Xuân muốn quy hoạch khu đất hình chữ nhật kích thước \(50m \times 75m\) giữa các tòa nhà bằng cách chia nó thành ba hình chữ nhật nhỏ A, B, C như Hình 2.3. Phần A dùng để làm sân tập luyện thể thao (có thể chơi bóng rổ, bóng chuyền), phần B dành để trồng cây xanh và phần C là nơi đặt cầu trượt, bập bênh cho trẻ em. Chủ đầu tư muốn chia khu đất sao cho diện tích hình A không nhỏ hơn diện tích hình B.

Xét bản thiết kế của chủ đầu tư khu chung cư Vạn Xuân.

a) Viết biểu thức tính diện tích hình chữ nhật A và biểu thức tính diện tích hình chữ nhật B.

b) Viết điện kiện mà số dương \(x\) cần thỏa mãn để diện tích hình A không nhỏ hơn diện tích hình B.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho một ví dụ về bất phương trình ẩn \(u\). Chỉ rõ vế trái và vế phải của bất phương trình đó.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bất phương trình nào sau đây không là bất phương trình một ẩn?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khẳng định nào sau đây là đúng với bất phương trình \({x^2} > 5 - 4x\)?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Vế phải của bất phương trình \( - 12x + 5 \ge 6 - 11x\) là:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

Xem lời giải >>