Bạn Linh giải một đề thi gồm 3 bài tập được đánh số 1; 2; 3. Linh giải 3 bài theo một thứ tự ngẫu nhiên. Xác định số kết quả thuận lợi của biến cố N: “ Linh giải bài 3 đầu tiên”?
Đáp án:
Đáp án:
Liệt kê các kết quả có thể của phép thử.
Các kết quả có 3 đứng đầu là các kết quả thuận lợi của biến cố H.
- Không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 2; 3), (1; 3; 2), (2; 3; 1), (2; 1; 3), (3; 1; 2), (3; 2; 1)}
- Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố N là: (3; 1; 2), (3; 2; 1).
Vậy có 3 kết quả thuận lợi của biến cố N: “ Linh giải bài 3 đầu tiên”.
Đáp án: 2
Các bài tập cùng chuyên đề
Bạn Tùng gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần. Xét các biến cố sau:
E: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số nguyên tố”.
F: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều không xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn”.
a) Phép thử là gì?
b) Giả sử số chấm xuất hiện trên con xúc xắc trong lần gieo thứ nhất, thứ hai tương ứng là 2 chấm và 5 chấm. Khi đó, biến cố nào xảy ra? Biến cố nào không xảy ra?
Bạn Hoàng lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ một túi đựng 2 quả cầu gồm một quả màu đen và một quả màu trắng, có cùng khối lượng và kích thước. Bạn Hải rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ một hộp đựng 3 tấm thẻ A, B, C.
a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.
b) Xét các biến cố sau:
E: “Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu đen”.
F: “Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu trắng và bạn Hải không rút được tấm thẻ A”.
Hãy mô tả các kết quả thuận lợi cho hai biến cố E và F.
Ba khách hàng M, N, P đến quầy thu ngân cùng một lúc. Nhân viên thu ngân sẽ lần lượt chọn ngẫu nhiên từng người để thanh toán.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “M được thanh toán cuối cùng”
B: “N được thanh toán trước P”
C: “M được thanh toán”
Bạn An viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có 2 chữ số.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “Số được viết là số tròn chục”
B: “Số được viết là số chính phương”
Trên giá có 1 quyển sách Ngữ Văn, 1 quyển sách Mĩ thuật và 1 quyển sách Công nghệ. Bạn Hà và bạn Thuý lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quyển sách từ giá.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “Có 1 quyển sách Ngữ Văn trong 2 quyển sách được lấy ra”
B: “Cả 2 quyển sách được lấy ra đều là sách Mĩ thuật”
C: “Không có quyển sách Công nghệ nào trong 2 quyển sách được lấy ra”
Bạn Việt giải một đề thi gồm 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Việt chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “Việt giải bài 2 đầu tiên”
B: “Việt giải bài 1 trước bài 3”
Xét trò chơi “rút thẻ” nó trên. Gọi A là biến cố “Bạn Trung được 1 điểm thưởng”. Trong mỗi lần bạn Trung rút thẻ, có những kết quả nào dẫn đến việc biến cố A xảy ra?
Trò chơi “rút thẻ” : Trong hộp có 10 thẻ giống hệt nhau. Trên mỗi thẻ có ghi một trong các số từ 1 đến 10 (không có thẻ nào trùng số). Bạn Trung rút ngẫu nhiên một thẻ, xác định số ghi trên thẻ rồi bỏ lại vào hộp. Nếu lấy được thẻ có ghi một số chia hết cho 3 thì Trung được 1 điểm thưởng và có quyền rút thẻ lần nữa. Nếu rút được thẻ ghi số không chia hết cho 3 thì Trung phải nhường lượt chơi cho đối thủ. Kết thúc trò chơi, ai nhiều điểm hơn thì người đó thắng.
Bánh xe được chia thành 16 hình quạt bằng nhau, đánh số thứ tự từ 1 đến 16. Quay bánh xe và quan sát xem khi nó dừng thì mũi kim (được gắn cố định) chỉ vào hình quạt số mấy (ta nói ngắn gọn là “kim chỉ vào số mấy”).
Hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “Kim chỉ vào số là bội của 5”;
B: “Kim chỉ và số là ước của 14”.
Bảng 10.27 biểu diễn kết quả thống kê của một bệnh viện về cân nặng của một số trẻ sơ sinh.
Chọn ngẫu nhiên một trẻ sơ sinh trong số này. Xác định số kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
M: “Chọn được một bé gái thuộc nhóm có cân nặng trong khoảng [3200; 3400) (g)”;
N: “Chọn được một bé cân nặng dưới 3000 g”;
O: “Chọn được một bé trai cân nặng không dưới 3200 g”.
Viết ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Xét biến cố A: “Số nhận được là số chia hết cho 9”. Số trường hợp cho biến cố A là
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Xét phép thử gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Giả sử kết quả của phép thử là con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?
A: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 1”;
B: “Tích số chấm xuất hiện là số chẵn”;
C: “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm”.
Một hộp có 4 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Bạn Trọng và bạn Thuỷ lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “Số ghi trên quả bóng của bạn Trọng lớn hơn số ghi trên quả bóng của bạn Thuỷ”
B: “Tổng các số ghi trên 2 quả bóng lấy ra lớn hơn 7”
Có ba con đường M, N, P để đi từ thành phố A đến thành phố B. Trong 3 ngày liên tiếp phải đi từ A đến B, Lan đã chọn lần lượt ngẫu nhiên từng con đường để di chuyển. Hãy cho biết có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố C: “Con đường M được chọn vào ngày cuối cùng.”
Cô giáo yêu cầu các bạn trong lớp viết không gian mẫu của phép thử “Tung một đồng xu cân đối, đồng chất 2 lần” và viết kết quả thuận lợi của biến cố A: “Một lần xuất hiện mặt sấp”. Bốn bạn Nam, Hà, Liên, Dương làm như sau:
Hãy cho biết bạn nào làm đúng.
Một khu dân cư có 3 quán trà sữa A,B,C. Hai bạn An và Tâm mỗi bạn chọn ngẫu nhiên một quán để uống. Tìm số các kết quả thuận lợi của biến cố H: “Hai bạn cùng vào một quán”?
Một đội văn nghệ có bốn bạn, trong đó có hai bạn nữ là Dung và Ánh, hai bạn nam là Minh và Quân. Cô tổng phụ trách chọn ngẫu nhiên hai bạn để hát song ca. Xác định số kết quả thuận lợi của biến cố A: “Trong hai bạn được chọn có một bạn nam và một bạn nữ”
Màu của hạt đậu Hà Lan có hai kiểu hình: màu vàng và màu xanh, có hai gene ứng với hai kiểu hình này là allele trội A và allele lặn a. Hình dạng hạt của đậu Hà Lan có hai kiểu hình: hạt trơn và hạt nhăn, có hai gene tương ứng với hai kiểu hình này là allele trội B và allele lặn b.
Khi cho lai hai cây đậu Hà Lan, cây con lấy ngẫu nhiên một gene từ cây bố và một gene từ cây mẹ để hình thành một cặp gene. Phép thử là cho lai hai cây đậu Hà Lan, trong đó cây bố và cây mẹ có kiểu hình là “hạt vàng và trơn”. Hỏi có bao nhiêu kết quả thuận lợi để cây con có kiểu hình như cây bố và cây mẹ?
Hỏi có bao nhiêu kết quả thuận lợi để cây con có kiểu hình như cây bố và cây mẹ?
Gợi ý. Về kiểu gene, có hai kiểu gene ứng với màu hạt của cây con là AA; Aa.
Có bốn kiểu gene ứng với hình dạng của cây con là BB; Bb, bB, bb.
Liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng theo mẫu sau: