Đề bài

Tọa độ của điểm vừa thuộc trục tung, vừa thuộc trục hoành là

  • A.
    (1; 1);
  • B.
    (‒1; ‒1);
  • C.
    (1; 0);
  • D.
    (0; 0).
Phương pháp giải

Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Điểm vừa thuộc trục tung vừa thuộc trục hoành là gốc tọa độ O.

Tọa độ của điểm O là (0; 0).

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hình 2 là một dạng phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng, trong đó kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc được minh họa bằng hai đường thẳng nào đó. Chúng được biểu diễn bởi hai trục Ox, Oy trên mặt phẳng ở hình 3. Nêu nhận xét về hai trục Ox, Oy.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Điểm M (a; b) thuộc góc phần tư nào trong mỗi trường hợp sau:

a) a>0; b>0  

b) a>0; b<0

c) a<0; b>0

d) a<0; b<0

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bạn Khoa tìm được tấm bản đồ cổ cho biết kho báu của thuyền trưởng Độc Nhãn trên đảo Hòn Dừa (Hình 5) được dấu tại điểm có tọa độ \(\left( {6;4} \right)\). Em hãy kẻ một đường thẳng vuông góc với \(Ox\) tại điểm 6 và một đường thẳng vuông góc với \(Oy\) tại điểm 4. Xác định giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ để giúp bạn Khoa tìm kho báu.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Người ta có thể dùng hai số để xác định vị trí của một điểm trên mặt đất hoặc địa cầu, chẳng hạn Lý Sơn là một huyện đảo nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở vị trí \(109^0 07'3''\)Đ, \(15^0 22'51''\)B. Em hãy lấy một bản đồ địa lí Việt Nam và xác định vị trí của đảo Lý Sơn theo kinh độ và vĩ độ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu vị trí của các điểm \(P\left( {1;3} \right),Q\left( {3;1} \right),R\left( { - 2;2} \right)\)

Mỗi điểm này thuộc góc phần tư nào của mặt phẳng tọa độ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A\left( { - 3;2} \right),B\left( {2;2} \right),C\left( {2; - 1} \right),D\left( { - 3; - 1} \right)\)

Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), \(Ox\) và \(Oy\) lần lượt được gọi là:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hệ trục tọa độ Oxy được gọi là:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Một điểm A nằm trên trục Ox thì có giá trị tung độ bằng

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Một điểm A nằm trên trục tung thì có giá trị hoành độ bằng

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tọa độ của điểm A trong hình dưới đây là

Tọa độ của điểm A trong hình dưới đây là   A. (1; 3); B. (3; 1); C. (1; ‒3); D. (‒3; 1). (ảnh 1)
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tọa độ của điểm A trong hình dưới đây là

Tọa độ của điểm A trong hình dưới đây là   A. (‒2; ‒1); B. (2; 1); C. (1; 2); D. (‒1; ‒2). (ảnh 1)
Xem lời giải >>