Đề bài

Có thể đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài cấu tạo nên quần xã bằng chỉ số đa dạng (số loài trong quần xã) và độ phong phú tương đối của mỗi loài (tỉ lệ cá thể của mỗi loài trên tổng số các cá thể có trong quần xã). Hình 23.8 mô phỏng các loài cây (kí hiệu là A, B, C và D) của hai quần xã rừng thu nhỏ.

a) Xác định chỉ số đa dạng và độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã mô phỏng trên hình.
b) Để so sánh độ đa dạng của các quần xã khác nhau theo thời gian và không gian, các nhà sinh thái học sử dụng nhiều công cụ định lượng. Chỉ số được sử dụng phổ biến là độ đa dạng Shannon (H), chỉ số đa dạng dựa vào độ giàu loài và độ phong phú tương đối.
H=-(pAInpA+pBInpB+pCInpC +...)
Trong đó A, B, C là các loài trong quần xã, p là độ phong phú tương đối của mỗi loài, và nI là logarit tự nhiên. Giá trị Hcao hơn cho thấy quần xã đa dạng hơn. Dựa vào chỉ số Shannon, xác định quần xã rừng nào có độ đa dạng hơn?

Phương pháp giải

Quan sát hình 23.8

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) - Chỉ số đa dạng của quần xã A và B là 4.
- Độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã:

+ Quần xã 1: A là 0,25; B là 0,25; C là 0,25; D là 0,25.
+ Quần xã 2: A là 0,8; B là 0,05; C là 0,05; D là 0,1.
b) -Đối với quần xã 1: p=0,25 cho mỗi loài, do đó H=-4(0,25 In0,25) =1,39.
- Đối với quần xã 2: H=-[0,8 In0,8 + 2(0,05 In0,05) +0,1 In0,1] = 0,71.
- Kết quả tính chỉ số Shannon đã xác định quần xã 1có độ đa dạng hơn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này, có những quần thể nào cùng tồn tại? Các quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao quần xã sinh vật lại được coi là một cấp độ tổ chức của sự sống?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trình bày các mối quan hệ được thể hiện trong Hình 23.2. Cho ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát Hình 23.3 và cho nhận xét về thành phần loài cây có trong hai quần xã.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy xác định số loài và độ phong phú tương đối của các loài trong quần xã 1 và quần xã 2 (Hình 23.3).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lấy ví dụ chứng minh khi loài ưu thế bị loại ra khỏi quần xã thì cấu trúc thành phần loài của quần xã bị biến đổi rất mạnh.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát Hình 23.4, trình bày sự phân bố của các quần thể thực vật trong một kiểu rừng mưa nhiệt đới.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Lấy thêm ví dụ về sự phân bố của quần thể trong quần xã.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát Hình 23.5, trình bày sự phân bố của các quần thể theo phương ngang ở quần xã thực vật ven biển.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng, hãy phân chia các loài sinh vật trong quần xã thành các nhóm khác nhau.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát Hình 23.6, hãy trình bày cấu trúc chức năng dinh dưỡng của một quần xã sinh vật trong hồ nước ngọt.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Lấy thêm ví dụ tương ứng với các mối quan hệ khác loài được thể hiện trong Hình 23.7.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trình bày ý nghĩa của sự phân hoá ổ sinh thái đối với các loài thực vật trong rừng nhiệt đới.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trình bày tác động của một số loài ngoại lai xâm hại đến trạng thái cân bằng của quần xã. Cho ví dụ.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Quan sát Hình 23.12, cho biết: Nếu một loài nào đó trong quần xã bị mất đi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của quần xã? Trong quần xã này, loài nào mất đi sẽ gây ra mất cân bằng nghiêm trọng nhất? Tại sao?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Căn cứ vào các tác động tiêu cực của con người lên quần xã sinh vật, hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ quần xã.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tại sao nói quần xã là một cấp độ tổ chức sống?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chuẩn bị

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Quan sát và mô tả quần xã; xác định một số loài sinh vật trong quần xã

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Xác định cấu trúc quần xã

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Mục đích thực hiện nghiên cứu

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thông tin quần xã

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Một số loài sinh vật chủ yếu của quần xã

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Kết luận

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hình 1 mô tả ổ sinh thái về nguồn sống của hai loài A và B. Cho biết mức độ cạnh tranh giữa loài A và loài B trong mỗi trường hợp. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một số cây gỗ lớn (ví dụ: thông, sồi,...) không có lông hút ở rễ nhưng chúng vẫn có thể lấy nước và muối khoáng nhờ các sợi nấm. Những sợi nấm chuyên hoá hình thành giác hút liên kết với rễ ở thực vật tạo thành nấm rễ, nhờ đó, nấm có thể lấy chất hữu cơ từ thực vật.

a) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nấm và rễ. Giải thích.

b) Nếu đất ở một vùng trồng cây thông được xử lí thuốc diệt nấm với liều lượng cao sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Sau vụ cháy rừng vào năm 2002 tại Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), một trong những biện pháp được thực hiện nhằm giảm nguy cơ cháy rừng là tăng cường đắp đập để giữ nước trong mùa khô và hoàn thiện hệ thống kênh, mương trong khu vực rừng. Tuy nhiên, việc giữ nước đã dẫn đến tình trạng ngập nước và làm giảm khả năng sinh trưởng của rừng tràm. Về địa hình, rừng tràm U Minh Thượng được phân chia thành các khu vực theo độ cao giảm dần gồm: rừng tràm không bị cháy, rừng tràm trên than bùn dày, rừng tràm trên than bùn trung bình, rừng tràm trên than bùn mỏng và rừng tràm trên đất sét. Từ năm 2002 đến 2009, tuy rừng tràm đã dần được phục hồi nhưng lại có sự phân hoá về mức độ sinh trưởng của cây tuỳ theo độ cao của từng khu vực, ở khu vực càng cao, cây có mức sinh trưởng càng mạnh. 

a) Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc kiểu hệ sinh thái nào?

b) Mức độ sinh trưởng của rừng tràm chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào? Giải thích sự tác động của nhân tố sinh thái đó đến mức độ sinh trưởng của cây tràm tại mỗi khu vực.

c) Sự phục hồi của rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc loại diễn thế sinh thái nào? Giải thích.

d) Vụ cháy rừng và sự phục hồi của rừng tràm có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Quan sát hình 22.1, cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Những mối quan hệ đó có ý nghĩa gì với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, phân tích các mối tương tác giữa các loài sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở quần xã đó.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nêu các dấu hiệu cho thấy quần xã sinh vật là một cấp độ tổ chức sống.

Xem lời giải >>