Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Các em nhỏ và cụ già
1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu,
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? - Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi;
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi!
3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp,
- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện, Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.
Theo Xu-khôm-lin-xci
Đánh dấu ✔ vào ô trống trước ý trả lời em chọn:
a. Chi tiết nào cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui?
□ Đàn sếu sải cánh trên cao.
□ Đám trẻ ra về.
□ Tiếng nói cười ríu rít.
b. Các bạn nhỏ dừng lại làm gì?
□ Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã
□ Để hỏi thăm một cụ già đang bị ốm.
□ Để hỏi thăm một cụ già đánh mất đồ
c. Chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan?
□ Các bạn nói cười ríu rít.
□ Các bạn bàn tán sôi nổi.
□ Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.
d. Vì sao các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ văn thấy lòng nhẹ hơn?
□ Vì các em nhỏ đã có một ngày dạo chơi rất vui.
□ Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.
□ Vì các em nhỏ đã đứng nhìn theo xe chở ông cụ.
e. Từ ngữ in đậm trong câu “Một lát sau, xe buýt đến.” trả lời cho câu hỏi nào?
□ Khi nào?
□ Ở đâu?
□ Vì sao?
g. Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ?
□ Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi.
□ Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
□ Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
Viết câu trả lời của em:
h.Tìm từ có nghĩa giống với từ thương cảm.
i. Em thích chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
k. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì?
Em đọc kĩ và lựa chọn đáp án đúng và viết câu trả lời cho phù hợp.
a. Chi tiết cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui là: Tiếng nói cười ríu rít.
b. Các bạn nhỏ dừng lại: Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã.
c. Chi tiết cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan là: Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.
d. Các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ văn thấy lòng nhẹ hơn: Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.
e. Từ ngữ in đậm trong câu “Một lát sau, xe buýt đến.” trả lời cho câu hỏi: Khi nào?
g. Câu văn thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ là: Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
h. Từ có nghĩa giống với từ thương cảm: bi cảm, cảm thương
i. Em thích nhất chi tiết “Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm”. Chi tiết này cho thấy những đứa trẻ thật ngoan và tốt bụng. Các em có một tình yêu thương con người sâu sắc khi thấy thương cảm trước cảnh một cụ già có chuyện buồn.
k. Bài đọc giúp em hiểu thêm về sự sẻ chia trong cuộc sống. Đôi khi giúp đỡ người khác không phải là chúng ta cho đi vật chất, mà sự cho đi lớn nhất đó là sự đồng cảm và sẻ chia với những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đoán tên bài đọc.
Chọn đọc một trong những bài trên và chia sẻ điều em thích nhất ở bài học đó.
Đường từ nhà đến trường của Nam phải vượt qua 3 cây cầu. Hãy giúp Nam đến trường bằng cách tìm từ ngữ theo yêu cầu.
Đặt câu với 2 – 3 từ em tìm được ở bài tập 3.
M: Các bạn học sinh lớp 3A đang thảo luận sôi nổi.
Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông.
Sửa chuông gọi cửa
Một thanh niên gọi cho thợ điện phàn nàn□
- Sáng hôm qua, tôi đã gọi anh đến sửa chuông nhà tôi. Sao giờ vẫn chưa thấy đến? Các anh thật chậm quá□
Người thợ điện phân trần□
- Hôm qua, tôi có tới nhà anh□ bấm chuông nhưng không thấy ai mở cửa. Tôi đoán là mọi người đi vắng hết rồi nên tôi đi về.
(Trung Nguyên sưu tầm)
Trò chơi: Tìm điểm đến của các bạn nhỏ trong các bài đọc dưới đây:
Trong các bài đọc trên, em thích trải nghiệm của bạn nhỏ nào nhất? Vì sao?
Giải ô chữ.
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
(1) Môn Tiếng Việt rèn cho em các kĩ năng: đọc, viết, nói và (…)
(2) Kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc là câu (…)
(3) Để tách các bộ phận có cùng chức năng, cần dùng dấu (…)
(4) Từ trái nghĩa với khen là (…)
(5) Khi viết, để kết thúc câu, ta phải dùng (…)
(6) Để kết thúc câu kể, ta dùng dấu (…)
(7) Từ trái nghĩa với sắc (thường đi với đồ vật như dao, kéo) là (…)
(8) Để kết thúc câu cảm, ta dùng dấu (…)
(9) Để kết thúc câu hỏi, ta dùng dấu (…)
(10) Gần mực thì đen, gần (…) thì sáng.
b. Đọc câu xuất hiện ở hàng dọc màu đỏ.
Mỗi câu trong mẩu chuyện dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước.
Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý.
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Cô giáo tí hon
Bé nói với các em:
- Bây giờ chơi đi học, nghen! Đứa nào học giỏi, mai mốt má cho đi học thiệt.
Đàn em tranh nhau ngồi vào một chỗ. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước cái dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Đàn em cũng làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, cười khúc khích chào cô.
Bé treo nón lên, mặt tỉnh khô, lấy một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị. Giống như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Đôi mắt Bé ánh lên vẻ tự hào. Bé nhón chân lên, bàn tay tròn trịa cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng một cách chăm chú. Đàn em há miệng dòm theo tay chị. Bé đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Nó ngồi giữa cái Thanh và thằng Hiển, gọn tròn như một củ khoai, hai má núng nính ửng hồng. Cái Thanh ngồi đó, hiền dịu, mở to đôi mắt nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mái tóc mai. Thằng em nhỏ nhìn vào miệng ba đứa lớn rồi cũng bi bô la lên rối rít.
Từ ngữ:
- Khoan thai: thong thả, nhẹ nhàng
- Tỉnh khô: (vẻ mặt) không để lộ tình cảm, thái độ gì
- Trâm bầu: cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ.
a. Mấy chị em đang chơi trò gì cùng nhau?
b. Trong câu chuyện trên, em thích bạn nhỏ nào nhất?
Đọc – hiểu:
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a. Chiếc bút chì của bạn nhỏ được tả như thế nào?
b. Kể tiếp các từ chỉ màu sắc được nói đến trong bài:
- xanh, xanh tươi,…
- đỏ, đỏ thắm,…
c. Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình rất đẹp? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
□ Vì quê hương mình đẹp.
□ Vì bạn nhỏ vẽ giỏi.
□ Vì bạn nhỏ yêu quê hương mình.
d. Xếp các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm:
e. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Bức tranh của bạn nhỏ có nhiều cảnh vật□ làng xóm□ sông máng□ trường học□ trời mây,…
Lựa chọn một trong hai đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) theo yêu cầu.
Nhìn tranh, nói tên bài đọc.
Đọc một trong những bài trên và nêu cảm nghĩ về nhân vật em thích.
Đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và tìm từ ngữ theo yêu cầu.
a. Từ ngữ chỉ sự vật
b. Từ ngữ chỉ đặc diểm
Tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong mỗi câu ca dao trên.
Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm thay cho ô vuông.
a. Ngọn tháp □
b. Ánh nắng □ trên sân trường.
c. Rừng □, chỉ có tiếng suối □.
d. Lên lớp 3, bạn nào cũng □ hơn.
Đặt 1 – 2 câu về cảnh vật nơi em ở, có từ ngữ chỉ đặc điểm.
Đọc các khổ thơ dưới đây và nêu tên bài thơ chứa khổ thơ đó.
Tìm từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc có trong mỗi khổ thơ trên.
Mỗi câu trong truyện vui dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Chuẩn bị bài
Mẹ: - (1) Trời ơi! (2) Sao con đi ngủ sớm thế? (3) Dậy chuẩn bị bài ngày mai đi!
Con: - (4) Con đang chuẩn bị bài. (5) Xin mẹ nói nhỏ một chút! (6) Thầy giáo ra đề bài cho chúng con là “Kể lại một giấc mơ của em.”. (7) Con ngủ sớm xem mơ thấy gì để ngày mai còn kể.
Mẹ: - (8) Ôi trời đất ơi!
(Phỏng theo Phư-di-cô Phư-di-ô)
Dựa vào các tranh dưới đây để đặt câu.
a. Một câu hỏi
b. Một câu cảm
c. Một câu kể
d. Một câu khiến
Nói tiếp để hoàn thành các câu dưới đây rồi chép vào vở.
a. Phòng của bạn nhỏ vương vãi đủ thứ: □, □, □,…
b. Bạn nhỏ đến trường muộn vì phải đi tìm □, □, □,…
Quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Buổi sáng quê nội
Khi mặt trời chưa dậy Hoa còn thiếp trong sương Khói bếp bay đầy vườn Nội nấu cơm, nấu cám. |
Một mùi hương mong mỏng Thơm đẫm vào ban mai Gió chạm khóm hoa nhài Mang hương đi khắp lối. |
Đàn trâu ra đồng sớm Đội cả sương mà đi Cuối xóm ai thầm thì Gánh rau ra chợ bán. |
Buổi sáng ở quê nội Núi đồi ngủ trong mây Mặt trời như trái chín Treo lủng lẳng vòm cây. (Nguyễn Lãm Thắng) |
Gà con kêu trong ổ Đánh thức ông mặt trời Chú mực ra sân phơi Chạy mấy vòng khởi động. |
a. Tìm những từ ngữ trong bài thơ tả: hoa, gió, núi đồi, mặt trời
b. Những con vật đã làm gì trong buổi sáng ở quê nội của bạn nhỏ?
c. Bài thơ nói đến những ai? Những người đó làm gì?
Đọc – hiểu:
Chúng tớ làm thủ thư
Tôi và Si-skin được làm thủ thư của thư viện lớp. Thật là oách! Si-skin hào hứng đến nỗi chốc chốc lại chạy ra ngắm nghía sách. Thấy gáy của một số cuốn sách lỏng lẻo, trang sách tuột ra, nó lấy xuống để hai đứa dán lại. Nó ca cẩm:
- Trang thì rách, bìa thì rời ra, lại còn ai vẽ vào đây nữa chứ.
Chúng tôi quyết định treo một khẩu hiệu: “Sách là bạn của chúng ta. Hãy bảo vệ sách!”. Giao sách cho bạn nào, Si-skin cũng dặn:
- Cậu giữ sách cẩn thận, đừng để giun dế xuất hiện trong sách nhé!
- Thế là sao?
- Thì đừng vẽ loằng ngoằng vào sách ấy.
Ai mượn lâu, nó giục:
- Người khác cũng muốn đọc, sao cậu giữ lâu thế?
Ai trả quá nhanh, nó cũng không thích:
- Này, cậu đọc lúc nào vậy? Hôm qua mượn, hôm nay đã trả rồi.
Có lúc nhìn giá sách, nó bảo:
- Mọi người mượn nhiều quá, giá thưa hẳn đi này! Tớ thích nhìn nó đầy ăm ắp cơ.
Tôi bảo:
- Ô! Sách là để mượn mà. Tớ cũng đang mượn một cuốn.
- Sao lại mượn sách? Cậu là thủ thư cơ mà.
Tôi phì cười, bảo nó là thủ thư thì cũng được mượn sách chứ. Thế là nó mượn sách theo tôi. Chúng tôi đọc nhiều hẳn lên, và nó không kêu ca việc giá ít sách nữa.
(Thep Ni-cô-lai Nô-xốp, Thụy Anh dịch)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a. Si-skin cảm thấy thế nào khi được làm thủ thư của lớp?
□ Lo lắng, ngại ngần
□ Hãnh diện, hào hứng
□ Bồn chồn, hồi hộp
b. Si-skin và bạn của mình đã làm những gì để bảo vệ sách?
□ ngắm nghía sách, mượn sách
□ dán lại sách, dặn các bạn giữ sách
□ không cho các bạn mượn sách, giữ giá sách đầy ăm ắp
c. Vì sao Si-skin ngạc nhiên khi thấy bạn thủ thư khác mượn sách?
□ Vì bạn ấy nghĩ rằng thủ thư chỉ quản lí sách
□ Vì bạn ấy không thích đọc sách.
□ Vì bạn ấy muốn dành sách cho bạn khác
d. Vì sao Si-skin không kêu ca về việc giá ít sách nữa?
e. Viết 2 – 3 câu nêu cảm nhận của em về những việc Si-skin đã làm dưới đây:
- Nhắc nhở các bạn trả sách sớm
- Không vui khi các bạn trả sách quá nhanh
- Không muốn sách được mượn nhiều vì thích nhìn giá sách đầy ăm ắp
g. Từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?
□ đầy ăm ắp
□ gáy sách
□ kêu ca
h. Tìm trong bài đọc các câu kết thúc bằng dấu chấm than và xếp vào 2 nhóm dưới đây:
- Câu cảm
- Câu khiến
Lựa chọn một trong hai đề sau:
a. Viết một đoạn văn tả một đồ dùng học tập.
b. Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Chọn và nêu nội dung của 3 bài trong số các bài dưới đây: