Cho phát biểu đúng nhất về dạng hình học có thể có của phức chất có dạng tổng quát [ML4]
A. Tứ diện. B. Bát diện.
C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng.
Dựa vào hình dạng của phức chất.
[ML4] có số phối trí là 4 có thể ở dạng tứ diện hoặc vuông phẳng.
Đáp án D
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy xác định số lượng phối tử L trong phân tử hoặc ion phức chất ứng với mỗi dạng hình học ở Bảng 28.1.
Hãy dự đoán dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+.
Hãy cho biết dạng hình học có thể có của phức chất có công thức tổng quát [ML4] (bỏ qua điện tích của phức chất).
Khi cho copper(II) sulfate vào nước thì hình thành phức chất bát diện với các phối tử là 6 phân tử H2O.
a) Viết công thức của phức chất.
b) Vẽ dạng hình học của phức chất trên.
Thực nghiệm xác nhận phức chất [Zn(OH)4]2- có dạng hình học tứ diện. Hãy vẽ dạng hình học của phức chất trên.
Cho một phức chất có công thức [Fe(OH2)6](NO3)3.3H2O. Chỉ ra nguyên tử trung tâm và phối tử của phức chất trên.
Quan sát Hình 20.2, cho biết dạng hình học của mỗi ion phức chất.
Viết công thức hoá học các phức chất aqua của ion Mn2+ và ion Co3+. Biết chúng đều có dạng hình học bát diện.
lon [Cu(NH3)4]2+ có dạng vuông phẳng, ion [Cu(H2O)6]2+ có dạng bát diện. Hãy vẽ dạng hình học của chúng.
Phức chất có công thức [PtCl2(NH3)2] có cấu tạo như hình dưới đây:
Phát biểu nào dưới đây về phức trên là KHÔNG đúng?
Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về phức chất có cấu trúc như dưới đây?
Nguyên tử trung tâm của các phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là
Phức chất có dạng hình học không phải tứ diện là
Cho hai phức chất A và B có công thức lần lượt sau:
Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
(a) Nguyên tử trung tâm của hai phức chất đều là nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
(b) Trong phức chất B có 4 phối tử.
(c) Hai phức chất A và B có dạng hình học khác nhau.
(d) Trong A và trong B đều có hai loại phối tử.
Những phát biểu nào sau đây về dạng hình học của phức chất là đúng?
(a) Phức chất mà xung quanh nguyên tử trung tâm có 4 liên kết σ thường có dạng hình học là tứ diện hoặc vuông phẳng và được gọi là phức chất tứ diện hoặc phức chất vuông phẳng.
(b) Phức chất mà xung quanh nguyên tử trung tâm có 6 liên kết σ có dạng hình học là bát diện và được gọi là phức chất bát diện.
(c) Hai liên kết Pt-C1 kế cận nhau trong anion [PtCl4]2- tạo thành một góc liên kết. Thực nghiệm xác nhận trong anion [PtCl4]- có bốn góc liên kết đều có giá trị xấp xỉ 90°. Vì vậy, [PtCl4]2- là phức chất vuông phẳng
(d) Dạng hình học của phức chất được xác nhận bằng thực nghiệm.
Theo thuyết Liên kết hoá trị, những phát biểu nào sau đây là không đúng?
(a) Phối tử là các phân tử hoặc anion đã cho một hoặc một số cặp electron hoá trị riêng.
(b) Các phần tử gồm NH3, N2, H2, OH- ,Cl- đều có thể trở thành phối tử trong phức chất.
(c) Có phối tử là anion và phối tử là phân tử trong phức chất[Cu(NH3)4(OH2)2]2+.
(d) Khi tham gia quá trình tạo phức chất, phân tử ethylenediamine H2N-CH2-CH2-NH2, sử dụng hai cặp electron hoá trị riêng để tạo 2 liên kết cho - nhận.
Từ platinum(II) chloride và phối tử triethylphosphine (PEt3), nhà hoá học vô cơ người Thụy Sĩ gốc Đức, Alfred Werner đã tổng hợp được hai phức chất vuông phẳng là đồng phân hình học của nhau. Hai phức chất này có cùng thành phần là 38,8% Pt, 14,1% Cl, 28,7% C, 12,4% P và 6,0% H. Hãy xác định công thức, về cấu tạo và gọi tên hai đồng phân của phức chất này.
Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm có chứa dung dịch sodium chloride, thêm tiếp vào ống nghiệm từng giọt dung dịch ammonia và lắc mạnh. Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được. Giải thích. Viết các phương trình hoá học của phản ứng. Cho biết dạng hình học của phức chất tạo thành.
Phức chất có dạng hình học không phải tứ diện là
A. [CoBr4]2-. B. [PtBr4]2-. C. [AI(OH)4]-. D. [FeCl4]-.
Phức chất nào sau đây có dạng hình học không phải là tứ diện?
A. [CuCl4]2-. B. [CoCl4]2-. C. [PdCl4]2-. D. [FeCl4]-.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phức chất chỉ có dạng hình học là bát diện.
B. Phức chất luôn chứa cầu ngoại.
C. Phức chất có các dạng hình học khác nhau.
D. Một phức chất có thê tồn tại ở các dạng hình học khác nhau.
Sử dụng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 14 đến câu 16.
Một trong những thành tựu nổi bật của phản ứng tổng hợp hữu cơ là phản ứng sử dụng xúc tác RhCl(PPh3)3, xúc tác Wilkinson (Geoffrey Wilkinson (1921−1996), nhà Hóa học người Anh, giải thưởng Nobel năm 1973). Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng sự có mặt của chlorine đã làm giảm hiệu quả của xúc tác.
Vì vậy, HRh(CO)(PPh3)2 được tổng hợp để thay thế xúc tác ban đầu. Cơ chế của phản ứng sử dụng xúc tác HRh(CO)(PPh3)2 được trình bày theo sơ đồ bên dưới.
Số phối trí của nguyên tử trung tâm trong các phức (1), (2) và (6) lần lượt bằng bao nhiêu?
Sử dụng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 14 đến câu 16.
Một trong những thành tựu nổi bật của phản ứng tổng hợp hữu cơ là phản ứng sử dụng xúc tác RhCl(PPh3)3, xúc tác Wilkinson (Geoffrey Wilkinson (1921−1996), nhà Hóa học người Anh, giải thưởng Nobel năm 1973). Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng sự có mặt của chlorine đã làm giảm hiệu quả của xúc tác.
Vì vậy, HRh(CO)(PPh3)2 được tổng hợp để thay thế xúc tác ban đầu. Cơ chế của phản ứng sử dụng xúc tác HRh(CO)(PPh3)2 được trình bày theo sơ đồ bên dưới.
Trong sơ đồ trên, bao nhiêu phức chất có dạng hình học vuông phẳng?
Phức chất [Pt(NH3)2(SCN)2] có hai loại đồng phân (đồng phân cis – trans và đồng phân liên kết). Biểu diễn dạng hình học của các đồng phân phức chất.
Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF6]3- là
A. Tứ diện. B. Bát diện.
C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng.
Chọn đáp án đúng nhất sau về liên kết trong phức chất [PtCl4]2-
A. Là liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự cho cặp electron chưa liên kết từ phối tử Cl– vào nguyên tử trung tâm Pt2+ .
B. Là liên kết cộng hóa trị được hình thàn do sự cho cặp electron chưa liên kết từ nguyên tử trung tâm Pt2+ vào phối tử Cl–.
C. Là liên kết tĩnh điện giữa nguyên tử trung tâm Pt2+ và phối tử Cl–.
D. Là liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự ghép đôi cặp electron của phối tử Cl– và nguyên tử trung tâm Pt2+ .
Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có dạng hình học là
A. Vuông phẳng. B. Tứ diện. C. Bát diện. D. Đường thẳng.
Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là
A. [ML2] và [ML4]. B. [ML4] và [ML6]. C. [ML6] và [ML2]. D. [ML6] và [ML4].
Phức chất có nguyên tử trung tâm Co2+, chứa 4 phối tử Cl- và 2 phối tử NH3.
a) Công thức hóa học của phức chất là [CoCl4(NH3)2]2-.
b) Phức chất có dạng hình học bát diện.
c) Phức chất có điện tích là +2.
d) Nguyên tử trung tâm Co2+ nhận 6 cặp electron chưa liên kết từ các phối tử.
Khi cho copper (II) hydroxide vào dung dịch NH3 dư thì hình thành phức vuông phẳng với các phối tử là NH3.