Đề bài

Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.

Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: ...Kẹo bông ngon tuyệt!.... Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi: 

 Con có thấy đường rất sạch không?

... Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: ...Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta.....

... Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.

Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc quê trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.

 (Theo Ngọc Khánh)

Phương pháp giải

Em đọc bài và chọn dấu phù hợp rồi điền vào ô vuông. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: “Kẹo bông ngon tuyệt!”. Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi: 

- Con có thấy đường rất sạch không?

- Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: “Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta.”.

- Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.

Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc quê trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.

 (Theo Ngọc Khánh)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Dấu câu nào được dùng để đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây?

Gần trưa, ông ngoại về đến nhà. Ông khoe với Diệp: “Hôm nay, ông đăng kí học lớp tiếng Anh rồi nhé!”. Diệp trong mắt: “Ông nhiều tuổi sao còn học ạ?”. Ông bảo: “Trẻ, già đều cần học cháu ạ!”. Diệp thắc mắc: “Thế nếu phải họp phụ huynh thì ai sẽ đi họp cho ông ạ?”.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm những lời đối thoại có trong câu chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật?

Nhà bác học không ngừng học

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đác-uyn bình thản đáp: Bác học không có nghĩa là ngừng học.

(Theo Hà Vi)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì? 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...). 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu công dụng của dấu ngoặc képdấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây: 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời thoại của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:

Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiều thuyền? Yết Kiêu đáp: Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng

(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

Nguyễn Đình Thi

b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

Xuân Quỳnh

c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

Theo Tô Hoài

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Có thể thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau? Vì sao?

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:

- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!

Chúng tôi đồng thanh đáp:

- Dạ. Vâng ạ.

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chơi trò chơi "Người làm vườn"

Thi kể tên hoa, rau, quả:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nói 1- 2 câu về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên.

Xem lời giải >>