Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp Mg, Al và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 7,437 lít khí H2 (đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.
n H2 = 7,437 : 24,79 = 0,3 mol
Áp dụng bảo toàn nguyên tố ta có: n HCl = 2. n H2 = 2.0,3 = 0,6 mol
Bảo toàn khối lượng: m hỗn hợp + m HCl = m muối + m H2
\( \to \)m muối = m hỗn hợp + m HCl – m H2 = 10,4 + 0,6.36,5 – 0,3.2 = 31,7gam
Các bài tập cùng chuyên đề
Thí nghiệm: Kim loại tác dụng với dung dịch acid loãng
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: dung dịch H2SO4 10%, kẽm hạt.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.
- Tiến hành: Cho vài hạt kẽm vào ống nghiệm. Thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch H2SO4 10%.
Thực hiện yêu cầu sau: Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học.
Các kim loại từ Cu đến Au trong dãy điện hoá không đẩy được H2 ra khỏi dung dịch của các acid như HCl, H2SO4 loãng. Hãy dựa vào thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử tương ứng để giải thích.
Kim loại nào sau đây không phản ứng hoá học với dung dịch HCl loãng?
A. Đồng. B. Calcium. C. Magnesium. D. Kẽm.
Ở nhiệt độ thường, những kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch HCl 1M, những kim loại nào có thể phản ứng được với H2O để tạo ra H2? Giải thích.
Chuẩn bị:
- Hóa chất: Lá đồng, băng magnesium, dung dịch hydrochloric acid 1M.
- Dụng cụ: Ống nghiệm.
Tiến hành: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống khoảng 2ml dung dịch HCl 1M. Cho tiếp lá đồng vào ống nghiệm (1), băng magnesium vào ống nghiệm (2).
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Chuẩn bị:
- Hóa chất: Lá đồng, dung dịch sulfuric acid 1 M, dung dịch sulfuric acid khoảng 70%, giấy quỳ.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, bông tẩm nước, đèn cồn, bật lửa.
Tiến hành:
- Cho vào mỗi ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid loãng và ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid đặc một lá đồng
- Đậy mỗi ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
- Đun hai ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian, dùng mẩu giấy quỳ kiểm tra PH của bông tẩm nước đã dùng để nút hai ống nghiệm trên.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
Chú ý: Cẩn thận khi sử dụng dung dịch sulfuric acid đặc.
Dựa vào thế điện cực chuẩn của kim loại trong Bảng 10.1, giải thích vì sao Cu và Ag không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid 1M.
Có thể dùng dung dịch sulfuric acid đặc để phân biệt đoạn dây bạc và đoạn dây paltium được không? Vì sao?
Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1, hãy cho biết kim loại nào có khả năng phản ứng được với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2.
Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng hoá học xảy ra ở Thí nghiệm 2.
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 9,668 lít khí H2 (ở đkc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
Có 2 kim loại X, Y thỏa mãn các tính chất sau:
Dung dịch |
Kim loại |
|
X |
Y |
|
HCl |
tác dụng |
tác dụng |
HNO3 đặc, nguội |
không tác dụng |
tác dụng |
Kim loại X được ứng dụng nhiều trong thực tế: sản xuất hợp kim dùng trong xây dựng, đồ gia dụng,…Kim loại Y dùng trong công nghiệp hàng không, tàu vũ trụ, đèn chụp ảnh của máy ảnh cơ.
a. X là kim loại nhẹ.
b. X bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
c. Y là kim loại nhẹ.
d. X có tính khử mạnh hơn Y.
Số phát biểu đúng là
Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học? Giải thích và viết phương trình hoá học (nếu có).
a) Kim loại đồng nhúng trong dung dịch zinc sulfate.
b) Kim loại kẽm nhúng trong dung dịch silver nitrate.
c) Thả một mẩu sodium vào dung dịch copper(II) sulfate.
d) Rắc bột lưu huỳnh lên phần thuỷ ngân chảy ra từ nhiệt kế bị vỡ.
e) Thả một mẩu magnesium nóng đỏ vào nước.
9 Nhóm những kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nguội?
A. \({\rm{Fe}},{\rm{Al}},{\rm{Ag}}\).
B. Fe, \({\rm{Au}},{\rm{Cr}}\).
C. \({\rm{Fe}},{\rm{Al}},{\rm{Zn}}\).
D. \({\rm{Al}},{\rm{Cr}},{\rm{Zn}}\).
Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử \({{\rm{M}}^{{\rm{n}} + }}/{\rm{M}}\) với \({\rm{M}}\) là \({\rm{Cu}},{\rm{Hg}},{\rm{K}}\) và \({\rm{Zn}}\), hãy:
a) Sắp xếp các kim loại theo chiều tính khử tăng dần.
b) Sắp xếp các cation \({\rm{C}}{{\rm{u}}^{2 + }},{\rm{H}}{{\rm{g}}^{2 + }},{{\rm{K}}^ + },{\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}\) theo chiều tính oxi hoá tăng dần.
c) Cho biết kim loại nào có khả năng phản ứng với dung dịch hydrochloric acid ở điều kiện thường.
Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Nung nóng 11,9 gam hỗn hợp Mg, Al và Fe trong không khí một thời gian, thu được 13,5 gam hỗn hợp X. Hoà tan vừa đủ X trong V mL dung dịch HCl 1M, thu được 7,437 lít khí H2 ( đkc) và dung dịch chỉ chứa muối. Giá trị của V là bao nhiêu?
Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl loãng?
A. Đồng. B. Calcium. C. Magnesium. D. Kẽm.
Cho các kim loại sau: Na, Ca, Cu, Ag, Au. Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch HCl?
Phương trình hoá học nào sau đây không đúng?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
Hòa tan 23,4 g hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là bao nhiêu?
Dãy kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng tạo thành khí sulfur dioxide?
A. Na, K, Au. B. Al, Fe, Cu.
C. Ag, Au, Pt. D. Cu, Ag, Au.
Tiến hành thí nghiệm phản ứng của kim loại với dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc nóng
Chuẩn bị:
Hóa chất: lá đồng, dung dịch sulfuric acid 1M, dung dịch sulfuric acid khoảng 70%, giấy quỳ
Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, bông tẩm nước, đèn cồn, bật lửa.
Tiến hành:
Bước 1: Cho vào mỗi ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid loãng (ống 1) và ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid đặc (ống 2) một lá đồng.
Bước 2: Đậy mỗi ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
Bước 3: Đun hai ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. sau một thời gian, dùng mẩu quỳ kiểm tra pH của bông tẩm nước đã dùng để nút hai ống nghiệm trên.
Hoà tan hết 1,98 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 0,09 mol khí H2.
Cho 4,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag tác dụng với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y, m gam chất rắn Z và 0,03 mol khí H2.
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư , thấy có V lít khí (đkc) bay ra. Giá trị của V?
Một phòng thí nghiệm cần xác định phần trăm khối lượng của kẽm (Zn) trong một mẫu hợp kim. Để làm điều này, họ sử dụng phương pháp chuẩn độ. Quy trình thí nghiệm như sau:
- Lấy một mẫu hợp kim có khối lượng 2.00 g.
- Hòa tan hoàn toàn mẫu hợp kim trong axit hydrochloric (HCl) dư, phản ứng tạo ra khí H2 và dung dịch chứa ion Zn²⁺.
- Chuẩn độ dung dịch chứa ion Zn²⁺ bằng dung dịch EDTA 0.1 M (mol/L).
Kết quả thí nghiệm cho biết thể tích dung dịch EDTA đã sử dụng để đạt đến điểm tương đương theo bảng bên dưới
Thứ tự |
Khối lượng mẫu kim loại |
Thể tích EDTA |
1 |
2g |
250,5 ml |
2 |
2g |
250 ml |
3 |
2g |
251 ml |
Biết tỷ lệ mol phản ứng giửa Zn và EDTA là 1: 1. Tính hàm lượng Zn (% khối lượng Zn) có trong mẫu hợp kim.
Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là