Đề bài

Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 200 mL dung dịch gồm AgNO3 a mol/L và Cu(NO3)2 2a mol/L, thu được 9,04 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 1,7353 lít khí SO2 (đkc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là bao nhiêu? ( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

n AgNO3 = 0,2a mol; n Cu(NO3)2 = 0,2.2a = 0,4a mol

Sơ đồ phản ứng:

\(\left\{ \begin{array}{l}Al\\Mg\end{array} \right. + \left\{ \begin{array}{l}AgN{O_3}\\Cu{(N{O_3})_2}\end{array} \right. \to 9,04g\)chất rắn Y

n SO2 = 1,7353 : 24,79 = 0,07 mol

giả sử chất rắn gồm: Ag: 0,2a mol; Cu: 0,4a mol

Khối lượng chất rắn Y = m Ag + m Cu = 108.0,2a + 64.0,4a = 9,04

\( \to \) a = 0,192 mol

Bảo toàn electron ta thấy: 2.n Cu + n Ag = 2.n SO2 \( \to \) 0,192.2 + 0,192 = 0,576 > 2.n SO2 (Vô lý)

\( \to \)Mg, Al phản ứng hết, Cu2+ còn dư

Gọi số mol Ag và Cu có trong chất rắn lần lượt là x và y mol

Ta có: khối lượng chất rắn: m Ag + m Cu = 108x + 64y = 9,04 (1)

Bảo toàn electron: n Ag + 2.n Cu = 2.n SO2 \( \to \)  x + 2.y = 2.0,07 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,06; y = 0,04

Bảo toàn nguyên tố Ag: n AgNO3 = n Ag \( \to \)0,2a = 0,06 \( \to \) a = 0,3M

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Kim loại tác dụng với dung dịch muối

- Chuẩn bị:

+ Hoá chất: đinh sắt mới (đã rửa sạch lớp dầu mỡ), dung dịch CuSO4 1 M.

+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, kẹp sắt.

- Tiến hành: Cho đinh sắt vào cốc. Thêm tiếp 2 - 3 mL dung dịch CuSO4 1M. Sau 5 phút dùng kẹp lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch.

Thực hiện yêu cầu sau: Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học?

A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl.

B. Nhúng thanh Al vào dung dịch MgCl2.

C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch FeSO4.

D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chuẩn bị:

- Hóa chất: Đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt, dung dịch copper(II) sulfate 1 M.

- Dụng cụ: Cốc thủy tinh.

Tiến hành: Cho đinh sắt vào cốc thủy tinh chứa dung dịch copper(II) sulfate 1M.

Yêu cầu: Sau khoảng 10 phút, quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper(II) sulfate, lead(II) nitrate.

a) Trường hợp nào có phản ứng tạo thành kim loại? Nêu vai trò của mỗi chất tham gia phản ứng.

b) Viết các phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Từ giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử ở Bảng 10.1 và giá trị\({E_{2{H_2}{\rm{O}}/2{\rm{O}}{H^ - } + {H_2}}} =  - 0,413V\)ở môi trường trung tính, cho biết phản ứng nào sau đây có thể xảy ra. Viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có).

a) Ag(s) + Cu2+(aq) \( \to \)                b) Sn(s) + Cu2+(aq) \( \to \)                 c) Ni(s) + H2O(l) \( \to \)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1, hãy cho biết kim loại nào có khả năng đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4 1 M.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tiến hành Thí nghiệm 3 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng hoá học xảy ra ở Thí nghiệm 3.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Để làm tinh khiết bột đồng có lẫn các kim loại thiếc, kẽm, người ta có thể ngâm hỗn hợp trên vào lượng dư dung dịch Cu(NO3)2. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Có 1 mẫu bạc lẫn tạp chất là kẽm, nhôm, chì. Có thể làm sạch mẫu bạc (với lượng bạc không đổi) bằng lượng dư dung dịch:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X

a. Al tan trước, chứng tỏ tính khử Al>Zn.

b. Tính oxi hóa: Al3+ > Zn2+ > Ag+.

c. Hai kim loại trong Y gồm Ag, Zn.

d. Muối trong dung dịch X là AgNO3.

Số phát biểu đúng là

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu. Giá trị của m là

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho 3 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho một mẩu sodium vào nước đã thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein.

- Thí nghiệm 2: Cho một mẩu kẽm vào dung dịch hydrochloric acid loãng.

- Thí nghiệm 3: Cho một mẩu đồng vào dung dịch sulfuric acid đặc.

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

(a) Các kim loại bị oxi hoá trong cả ba thí nghiệm trên.

(b) Cả ba dung dịch đều đổi màu trong quá trình phản ứng.

(c) Thí nghiệm 3 có sinh ra khí \({\bf{Z}}\). Tỉ khối hơi của khí \({\bf{Z}}\) so với khí \({\bf{X}}\) thoát ra ở thí nghiệm 1 là 32 .

(d) Tổng hệ số tối giản của các chất trong phương trình hoá học ở thí nghiệm 3 là 6 .

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thả một đinh sắt nặng \({{\rm{m}}_1}\) gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào "đinh sắt" (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy "đinh sắt" ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được \({{\rm{m}}_2}\) gam.

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

(a) Phản ứng diễn ra là: \(2{\rm{Fe}}(s) + 3{\rm{C}}{{\rm{u}}^{2 + }}(aq) \to 2{\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}(aq) + 3{\rm{Cu}}(s)\)

(b) Màu xanh của dung dịch copper(II) sulfate nhạt dần.

(c) So sánh, thu được kết quả \({{\rm{m}}_2} < {{\rm{m}}_1}\).

(d) Nếu thay đinh sắt ban đầu bằng thanh kẽm thì màu xanh của dung dịch không thay đổi.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp gồm hai chất tan là FeSO4 và CuSO4. Cho vào dung dịch thu được một ít bột sắt thì thấy bột sắt bị hoà tan. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y có thể là

     A. Ag, Mg.                        B. Cu, Fe.                          C. Fe, Cu.                          D. Mg, Ag.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hoá học là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 (được nung nóng) tạo thành cùng một sản phẩm muối chloride?

     A. Fe.                                 B. Ag.                                C. Zn.                                D. Cu.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho 0,456 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 mL dung dịch AgNO3 0,12 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,312 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu gam?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nhúng một thanh Zn vào 100 mL dung dịch CuSO4, sau một thời gian phản ứng lấy thanh Zn ra khỏi dung dịch, làm khô và đem cân thấy khối lượng thanh Zn giảm 0,01 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch sau phản ứng thu được 0,49 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

A.    0,15 M.                   B. 0,015 M.              C. 0,1 M.            D. 0,05 M.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,7437 lít H2 ( đkc). Khi cho m gam hỗn hợp X vào 200 mL dung dịch CuSO4 0,2M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.

- Thí nghiệm 2: cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2

A.    V1 = V2.             B. V1 =10V2.            C. V1 = 5V2.             D. V1 = 2V2.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Kẽm khử được cation kim loại trong dãy muối nào dưới đây?

A.    Cu(NO3)2, Pb(NO3)2, Ni(NO3)2.

B.    AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2.

C.    AlCl3, Ni(NO3)2, Pb(NO3)2.

D.    MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho 0,02 mol Na vào 1 000 mL dung dịch chứa CuSO4 0,05 M và H2SO4 0,005M. Hiện tượng của thí nghiệm trên là

A.    Có bọt khí bay lên và có kết tủa màu xanh lam.

B.    Chỉ có khí bay lên.

C.    Chỉ có kết tủa xanh lam.

D.    Có khí bay lên và có kết tủa sau đó kết tủa tan.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag, Cu.

C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu, Ag.

D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu, Ag.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1)   Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.

(2)   Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.

(3)   Cho Zn vào dung dịch CuSO4.

(4)   Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Thí nghiệm nào thu được kim loại?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

a) Kim loại sắt (dư) cháy trong khí chlorine chỉ tạo một muối.

b) Kim loại nhôm có thể tan trong dung dịch kiềm.

c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh Zn tăng.

d) Kim loại Al, Fe đều không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được lá sắt?

A. AlCl3.                     B. Fe2(SO4)3.                          C. FeCl2.                     D. MgCl2

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau (nếu có).

Xem lời giải >>