Insuline là hocmon có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insuline thu được heptapeptide X mạch hở. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp chứa các peptide: Phe-Phe-Tyr, Pro-Lys-Thr, Tyr-Thr-Pro, Phe-Tyr-Thr. Nếu đánh số thứ thự đầu N là số 1, thì amino acid ở vị trí số 5 trong X có kí hiệu là
-
A.
Thr.
-
B.
Pro.
-
C.
Tyr.
-
D.
Lys.
Dựa vào phản ứng thủy phân của peptide.
Heptapeptide X là: Phe – Phe – Tyr – Thr – Pro – Lys – Thr.
Đánh số thứ tự đầu N là số 1, thì amino acid ở vị trí số 5 trong X có kí hiệu là Pro.
Đáp án B
Đáp án : B
Các bài tập cùng chuyên đề
Thí nghiệm: Phản ứng màu biuret của peptide
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: dung dịch lòng trắng trứng (polypeptide), dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 30%.
+ Dụng cụ: ống nghiệm.
- Tiến hành:
+ Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc đều.
+ Cho khoảng 4 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
Thuỷ phân không hoàn toàn tripeptide Val-Gly-Ala thu được các dipeptide nào? Viết phương trình hoá học minh họa phản ứng thuỷ phân hoàn toàn tripeptide này trong môi trường kiềm.
Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các dipeptide và tripeptide nào?
Chuẩn bị:
- Hóa chất: Dung dịch lòng trắng trứng, dung dịch NaOH 30%, dung dịch CuSO4 2% nước cất.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt
Tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch NaOH 30%. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc đều (có thể khuấy bằng đũa thủy tinh).
- Thêm vào ống nghiệm khoảng 3ml dung dịch lòng trắng trứng, lắc hoặc khuấy đều hỗn hợp.
Yêu cầu: Quan sát màu sắc của dung dịch trong ống nghiệm sau 2-3 phút. Mô tả các hiện tượng quan sát được.
Cho peptide A có công thức cấu tạo Ala – Gly – Val.
a) A thuộc loại peptide nào (dipeptide, tripeptide, tetrapeptide)?
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân hoàn toàn peptide A bằng dung dịch NaOH dư.
Dung dịch thu được sau khi thủy phân hoàn toàn một peptide với kiềm có phản ứng màu biuret không? Vì sao?
Casein là loại protein chủ yếu có trong sữa.
a) Dự đoán casein là loại protein tan hay không tan trong nước.
b) Vì sao uống sữa giúp giảm bớt nguy hiểm khi bị ngộ độc bởi muối chì, muối thủy ngân
c) Tìm hiểu cách làm sữa chua và cho biết yếu tố nào đã tạo nên độ đặc của sữa chua.
Thủy phân một tripeptide thu được 3 amino acid là Ala, Gly và Val. Cho biết cấu tạo có thể có của tripeptide đem thủy phân ở trên.
Trong Ví dụ 6, loại liên kết nào của peptide bị phá vỡ? Sản phẩm của phản ứng là gì?
Tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
Nêu cách phân biệt dung dịch Gly-Ala và dung dịch Ala-Gly-Val.
Một peptide có cấu trúc như sau:
a) Peptide trên chứa các amino acid nào? Có bao nhiêu liên kết peptide trong phân tử?
b) Viết phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptide đã cho trong dung dịch HCl dư và dung dịch NaOH dư.
c) Peptide này có phản ứng màu biuret không?
Cho 3 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Để phân biệt xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta sẽ dùng thuốc thử nào sau đây ?
Cho các nhận xét sau:
(1) Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
(2) Acetic acid và α-amino glutaric acid có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(3) Thủy phân không hoàn toàn peptite: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptide có chứa Gly.
(4) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa albumin thấy tạo dung dịch màu tím.
(5) Liên kết giữa các phân tử aminoacid ở trạng thái rắn là liên kết hydrogen.
Số nhận xét đúng là
Dung dịch không có phản ứng màu biure là
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi bị đun nóng, lòng trắng trứng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
B. Protein là chuỗi polypeptide được tạo thành từ nhiều đơn vị α – amino acid.
C. Albumin trong lòng trắng trứng là protein là dạng hình sợi, không tan trong nước.
D. Khi nhỏ nitric acid vào lòng trắng trứng, màu trắng của lòng trắng trứng chuyển thành màu vàng.
Cho các peptide sau: Gly – Val – Ala – Gly (1); Ala – Gly (2); Val – Gly – Ala (3); Gly – Val – Ala (4). Những peptide nào có phản ứng tạo màu biuret với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm?
A. (1), (2) B. (2), (3) và (4) C. (1), (3) và (4) D. (3) và (4)
Cho peptide X có công thức cấu tạo sau:
Khi thủy phân hoàn toàn X trong môi trường NaOH thu được sản phẩm hữu cơ có công thức là
A. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.
B. H2NCH(CH3)COONa và H2NCH2COONa.
C. H2NCH(CH3)COONa và H2NCH2COOH.
D. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH2COONa.
Thủy phân hoàn toàn heptapeptide (F) thu được Ser – Asp – Phe (G), Ala – His – Ser (H) và Phe – Ala (I). Biết Ala là amino acid đầu C trong F. Hãy cho biết trật tự liên kết giữa các amino acid trong F.
Các phát biểu về tính chất của peptide:
a) Thủy phân hoàn toàn Gly – Ala – Val thì thu được Gly, Ala và Val.
b) Thủy phân hoàn toàn Gly – Ala – Val có thể thu được Gly – Ala và Ala – Val.
c) Gly – Ala – Val phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu tím.
d) Gly – Glu phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được H2NCH2COONa.
Một học sinh viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của amino acid:
a) H2NCH2COOH + CH3CH2OH H2NCH2CH2COOCH3 + H2O
b) HCl + H2NCH(CH3)COOH \( \to \) ClH3NCH(CH3)COOH
c) H2NCH(CH3)COOH + NaOH \( \to \) H2NCH(CH3)COONa + H2O
d) n H2N[CH2]5COOH -(-HN – [CH2]5 – CO -)-n + n H2O
Phản ứng nào sau đây được sử dụng để nhận biết peptide?
A. Phản ứng màu với iodine.
B. Phản ứng màu biuret.
C. Phản ứng với thuốc thử Tollens.
D. Phản ứng với thuốc tử Fehling.
Nhiều peptide và protein có phản ứng màu biuret, số liên kết peptide ít nhất cần thiết có trong phân tử để có thể xảy ra phản ứng màu biuret là bao nhiêu?
Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
Cho các chất sau: saccharose, glucose, ethyl formate, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
Trong phản ứng màu biuret, peptide và protein tạo ra sản phẩm màu tím là do