Đề bài

Hình bình hành không có tính chất nào sau đây?

  • A.

    Hai cạnh đối song song với nhau.

  • B.

    Hai cạnh đối bằng nhau.

  • C.

    Bốn cạnh bằng nhau.

  • D.

    Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Phương pháp giải

Hình bình hành có:

- Hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bốn cạnh của hình bình hành không bằng nhau nên khẳng định C sai.

Đáp án C.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I. Sử dụng compa hoặc thước thẳng kiểm tra xem điểm I có là trung điểm của hai đường chéo AC và BD không?

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

1.Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (h.4.11)?

2.Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát hình bình hành ở hình 4.12a.

 

1. Dùng thước thẳng đo và so sánh độ dài các cạnh đổi của hình bình hành ABCD (1.4.12b).

2. Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?

3. Các cạnh đối của hình bình hành ABCD có song song với nhau không?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 5 cm, BC = 3 cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Người ta có thể thiết kế một mặt bàn hình bình hành bằng cách ghép bốn miếng gỗ hình tam giác đều lại với nhau. Để biết được cách thiết kế như thế nào, hãy cắt 4 hình tam giác đều cạnh 5 cm, rồi ghép thành một hình bình hành.

Gợi ý: Xem hình bên.

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Vẽ hình bình hành MNPQ biết: MN = 3cm, NP=4cm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy cắt 5 hình bình hành sao cho khi ghép lại tạo thành một hình bình hành.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy cắt 6 hình tam giác đều rồi ghép lại thành hình bình hành.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho hình bình hành ABCD như Hình 7.

a) Hãy đo rồi so sánh cạnh AB và CD; cạnh BC và AD.

b) Hãy kiểm tra xem hai cặp cạnh AB và CD, BC và AD có song song với nhau không?

C) AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình bình hành.

Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Hãy so sánh OA và OC; OB và OD.

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Quan sát hình bình hành bên và cho biết:

- Góc đỉnh M của hình bình hành MNPQ bằng góc nào?
- OM, ON lần lượt bằng những đoạn thẳng nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bác Lê muốn ghép 3 tấm ván như hình vẽ bên thành một mặt bàn hình bình hành. Em hãy giúp bác Lê thực hiện việc này nhé!

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Vẽ hình bình hành

Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đoạn thẳng AB= 3 cm.

- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. nối B với C.

- Từ A kẻ đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.

ABCD là hình bình hành cần vẽ.

- Dùng compa để kiểm tra xem các cạnh đối diện có bằng nhau hay không?

 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vẽ hình bình hành ABCD khi biết hai đường chéo AC=5cm, BD=7 cm. Em hãy thảo luận với bạn về các hình vừa vẽ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Xem Hình 28 và cho biết hình nào trong số các hình đó là hình bình hành

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 trang 101 để ghép thành một hình bình hành.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Dùng bốn chiếc que, trong đó hai que ngắn có độ dài bằng nhau, hai que dài có độ dài bằng nhau, để xếp thành hình bình hành như ở Hình 22.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Với hình bình hành PQRS như ở Hình 23, thực hiện hoạt động sau:

a) Quan sát xem các cặp cạnh đối PQ và RS; PS và QR có song song với nhau không.

b) Cắt hình bình hành PQRS theo đường chéo PR thành hai tam giác PQR (tô màu xanh) và tam giác RSP (tô màu hồng) (Hình 24 a), b)).

Dịch chuyển tam giác màu xanh cho trùng với tam giác màu hồng, trong đó đỉnh Q trùng với đỉnh S.

• So sánh: cặp cạnh đối PQ và RS; cặp cạnh đối PS và QR.

• So sánh góc PSR và góc PQR.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho trước hai đoạn thẳng AB, AD như Hình 26.

Vẽ hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB; AD làm cạnh.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vẽ hai đoạn thẳng MN và MQ. Từ đó, vẽ hình bình hành MNPQ nhận hai đoạn thẳng MN và MQ làm cạnh.

Xem lời giải >>
Bài 21 :
Hình bình hành không có tính chất nào dưới đây?
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm hai đường chéo và thỏa mãn AB = 8cm, AD = 5cm, OC = 3 cm. Tính độ dài của CD, BC, AC.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nêu cách vẽ hình bình hành MNPQ với MN = 3 cm, NP = 5 cm, MP = 6 cm.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo và thỏa mãn AB = 16 cm, AD = 10 cm, OC = 6 cm. Tính độ dài của CD, BC, AC.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành ABCD (như hình bên). Biết rằng AD = 6 cm; AB = 10 cm, DH = 9cm.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6cm, một cạnh bằng 3cm

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho hình bình hành ABCD , hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I. Sử dụng compa hoặc thước kiểm tra xem điểm I có là trung điểm của hai đường chéo AC và BD không?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Vẽ hình bình hành có một cạnh dài 4cm, một cạnh dài 3cm

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Vẽ hình bình hành EFHK có EF = 3cm; FH = 4cm.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 3cm; BC = 5cm; AC = 6cm.

Xem lời giải >>