Cho số A = 9450. Số A chia hết cho các số nào sau đây.
-
A.
Chỉ chia hết cho 2 và 5.
-
B.
Chỉ chia hết cho 2; 3 và 5.
-
C.
Chỉ hết cho 3 và 5.
-
D.
Chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9.
Dựa vào dấu hiệu chia hết của 2, 3, 5, 9.
A có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho 2, 5.
9 + 4 + 5 + 0 = 18 chia hết cho 3, 9 nên A chia hết cho 9.
Đáp án D.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Trong các số sau, số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9?
450; 123; 2 019; 2 025.
Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?
324; 248; 2020; 2025.
Thay dấu * bởi một chữ số đề số \(\overline {345*} \):
a) Chia hết cho 2 b) Chia hết cho 3;
c) Chia hết cho 5; d) Chia hết cho 9.
Dùng ba chữ số 3, 0 , 4, hãy viết các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và thoả mãn một trong hai điều kiện:
a) Các số đó chia hết cho 2;
b) Các số đó chia hết cho 5.
Tìm x \( \in \){50; 108, 189, 1234; 2 019; 2 020} sao cho:
a) x – 12 chia hết cho 2;
b) x – 27 chia hết cho 3;
c) x + 20 chia hết cho 5;
d) x + 36 chia hết cho 9.
Bác kia chăn vịt khác thường
Buộc đi cho được chẵn hàng mới ra
Hàng 2 xếp thấy chưa vừa
Hàng 3 xếp vẫn còn thừa một con
Hàng 4 xếp vẫn chưa tròn
Hàng 5 xếp thiếu một con mới đầy
Xếp thành hàng 7, đẹp thay
Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài.
(Biết số vịt chưa đến 200 con).
Từ các số 5, 0, 1, 3, viết các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn điều kiện:
a) Các số đó chia hết cho 5;
b) Các số đó chia hết cho 3.
Xét số n = \(\overline {23*} \) (* là chữ số tận cùng của n). Ta viết n = 230 + *
Số 230 có chia hết cho 2 và chia hết cho 5 không?
Xét số n = \(\overline {23*} \) (* là chữ số tận cùng của n).
Ta viết n = 230 + *
Vận dụng tính chất chia hết của một tổng, hãy cho biết:
a) Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 2?
b) Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 5?
1. Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không.
a) 1954 + 1 975; b) 2 020 – 938.
2. Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết tổng (hiệu) sau có chia hết cho 5 không.
a) 1 945 + 2 020 ; b) 1954 - 1930.
Bạn Hà cần tìm đường đến siêu thị. Biết rằng Hà chỉ có thể đi qua ô có chứa số chia hết cho 2 hoặc chia hết cho 3 và mỗi ô chỉ đi qua một lần. Em hãy giúp Hà đến được siêu thị nhé.
Khẳng định nào sau đây là đúng, khẳng định nào là sai?
a) 1 560 + 390 chia hết cho 15;
b) 456 + 555 không chia hết cho 10;
c) 77+ 49 không chia hết cho 7;
d) 6 624 – 1 806 chia hết cho 6.
Trong những số sau: 2 023, 19445, 1010, số nào:
a) chia hết cho 2?
b) chia hết cho 5?
c) chia hết cho 10?
Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.
a) 146 + 550; b) 575 - 40;
c) 3.4.5 + 83; d) 7.5.6 - 35.4.
Lớp 6A, 6B 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.
a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?
b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?
Cho các số: 117; 3447; 5085; 534; 9348; 123.
a) Em hãy viết tập hợp A gồm các số chia hết cho 9 trong các số trên.
b) Có số nào trong các số trên chỉ chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 không? Nếu có, hãy viết các số đó thành tập hợp B.
Không thực hiện phép tính, em hãy giải thích các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 hay không, có chia hết cho 9 hay không.
a) 1 260 +5 306; b) 436 – 324;
c) 2.3.4.6 + 27.
Bạn Tuấn là một người rất thích chơi bi nên bạn ấy thường sưu tầm những viên bi rồi bỏ vào 4 hộp khác nhau, biết số bi trong mỗi hộp lần lượt là 203, 127, 97, 173.
a) Liệu có thể chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau được không? Giải thích.
b) Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được không?
c) Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được không?
Theo dương lịch, một năm thường có 365 ngày, riêng năm nhuận có thêm 1 ngày và ngày đó được cố định là ngày 29 tháng Hai. Thông thường, năm nhuận có số năm là bội của 4. Các năm 2044, 2086 có phải năm nhuận không?
Tìm các chữ số x, y biết:
a) \(\overline {12x02y} \) chia hết cho cả 2; 3 và 5.
b) \(\overline {413x2y} \) chia hết cho 5 và 9 mà không chia hết cho 2.
Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu * để số \(\overline {17*} \)thoả mãn từng điều kiện:
a) Chia hết cho 2; b) Chia hết cho 5;
c) Chia hết cho cả 2 và 5.
Khối lớp 6 của một trường chung học cơ sở có các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E với số học sinh lần lượt là 40; 45; 39; 44; 42.
a) Lớp nào có thể xếp thành 2 hàng với số lượng học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
b) Lớp nào có thể xếp thành 5 hàng với số lượng học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
Cho các số 82, 980, 5 975, 49 173, 756 598. Trong các số đó:
a) Số nào chia hết cho 5, nhưng không chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 2, nhưng không chia hết cho 5?
c) Số nào không chia hết cho 2 và không chia hết cho 5?
Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số thỏa mãn mỗi điều kiện sau:
a) Chia hết cho 2;
b) Chia hết cho 5;
c) Chia hết cho cả 2 và 5.
Từ các chữ số 0, 2, 5, hãy viết tất cả các số có hai chữ số khác nhau sao cho:
a) Các số đó chia hết cho 2;
b) Các số đó chia hết cho 5;
c) Các số đó chia hết cho cả 2 và 5.
Dùng cả ba chữ số 4, 5, 9 để ghép thành số có ba chữ số:
a) Nhỏ nhất và chia hết cho 2;
b) Lớn nhất và chia hết cho 5.
Không thực hiện phép tính, hãy giải thích tại sao:
a) A= 61 782 + 94 656 - 76 320 chia hết cho 2;
b) B = 97 485 - 61 820 + 27 465 chia hết cho 5.
Ở tiết mục múa đôi của một đội văn nghệ, số người của đội được xếp vừa hết. Khi hát tốp ca theo nhóm, mỗi nhóm gồm 5 người, đội văn nghệ còn thừa ra 3 người. Đội văn nghệ đó có bao nhiêu người? Biết rằng đội văn nghệ có khoảng từ 15 người đến 20 người.
Trong giờ học Lịch sử, cô hạnh nêu một năm của thế kỉ XX đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đất nước ta. Năm đó là số được viết từ các chữ số lẻ khác nhau. Số đó còn chia hết cho 5 và chia cho 9 dư 4.
Viết một số có hai chữ số sao cho:
a) Số đó chia hết cho 3 và 5;
b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 3, 5.