Đề bài

Thùng của một xe rùa điện có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác; mặt đáy của hình lăng trụ này là một hình thang vuông có độ dài đáy lớn, đáy nhỏ và chiều cao lần lượt là \(0,9m\); \(0,6m\) và \(0,5m\), chiều cao của hình lăng trụ là \(0,6m\) (xem hình vẽ bên dưới). Để đảm bảo an toàn cho bác công nhân chở cát, mỗi chuyến xe chỉ vận chuyển được \(96\% \) thể tích của thùng xe. Hỏi bác công nhân phải vận chuyển ít nhất bao nhiêu chuyến xe để chở hết \(54{m^3}\) cát?

Phương pháp giải

Sử dụng công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác.

Tính thể tích cát của mỗi chuyến xe.

Từ đó tính số chuyến xe ít nhất để vận chuyển hết cát.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thể tích của thùng xe là:

\(\frac{{\left( {0,9 + 0,6} \right).0,5}}{2}.0,6 = 0,225\,\left( {{m^3}} \right)\)

Thể tích cát của mỗi chuyến xe là:

\(0,225.96\%  = 0,216\,\left( {{m^3}} \right)\)

Ta có: \(54:0,216\, = 250\).

Vậy cần ít nhất 250 chuyến xe để có thể vận chuyển hết \(54\,{m^3}\) cát.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm ( Hình 10)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.

Hãy cho biết chiều cao của hình lăng trụ đó.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng có chiều cao 2,5 cm, đáy là hình thoi có cạnh 3 cm và một góc \(60^0\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 9, đọc tên các mặt, các cạnh, các đỉnh và các đường chéo của hình lăng trụ đứng tứ giác đó.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ ở Hình 27 và cho biết:

a) Đáy dưới ABCD và đáy trên A’B’C’D’ là hình gì?

b) Mặt bên AA’D’D là hình gì?

c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tạo lập hình lăng trục đứng tứ giác có các số đo như Hình 7.

a) Cho biết chiều cao của hình lăng trụ.

b) Tạo lập hình lăng trụ.

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy chỉ ra cách cắt một chiếc hộp hình chữ nhật thành hai hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong các hình 18a, 18b, 18c, 18d có hai hình lăng trụ đứng tứ giác. Chỉ ra các hình lăng trụ đứng tứ giác đó?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 8 đỉnh, 8 cạnh.

B. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 4 mặt, 6 đỉnh, 8 cạnh.

C. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 4 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

D. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khẳng định nào không đúng về các cạnh bên của hình lăng trụ đứng tứ giác?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết tên đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác ở hình 10.40

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hình nào sau đây là hình lăng trụ đứng tứ giác?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ ở hình bên. Cho biết mặt bên ABB’A’ là hình gì?

Xem lời giải >>