Viết đoạn văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
Em dựa vào gợi ý để làm bài
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn và gây ra những thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bạn nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?
b. Phần mở bài giới thiệu những gì?
c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?
d. Nêu những hoạt động được thuật lại ở thân bài theo đúng trình tự.

e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
- Cách sắp xếp các hoạt động
- Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc
Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
Câu 1:
Chuẩn bị.
a. Chọn hoạt động trải nghiệm (ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ,...).
b. Liệt kê các việc đã làm, sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.
Lập dàn ý.
Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn ý theo hướng dẫn dưới đây:
Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Các hoạt động được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Nêu rõ kết quả của các hoạt động, việc làm.
- Chú ý thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khi tham gia hoạt động.
Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
Câu 1:
Nói.
- Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, em hãy thuật lại hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu.
- Khi nói, cần thể hiện cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,... để người nghe cảm nhận được hoạt động trải nghiệm đó thực sự đáng nhớ đối với em.
- Để làm bật nội dung của hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ vật,...
Tìm đọc bài thơ, bài văn viết về những trải nghiệm trong cuộc sống giúp ta khôn lớn, trưởng thành.
G: – Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa
– Khúc đồng dao lấm láp của Kao Sơn
– Trên đồi mở mắt và mơ của Văn Thành Lê
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
Câu 1:
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 10, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.
b. Sửa lỗi trong bài làm (nếu có).
Nghe thầy cô nhận xét bài làm và chỉnh sửa bài.
Viết vào vở hoặc sổ tay các từ ngữ chỉ những việc em làm trong ngày. Đánh dấu vào các động từ.
M: đọc truyện
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó.
Chuẩn bị.
- Chọn sự việc đã tham gia hoặc chứng kiến (ví dụ: thăm viện bảo tàng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh – liệt sĩ, tặng quà người già, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam,...).
- Nhớ lại những hoạt động, việc làm chính và sắp xếp theo đúng trình tự.
Lập dàn ý.
Gợi ý:
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.
Mở đầu buổi lễ, các em lớp Một mặc đồng phục mới, tay vẫy cờ hoa, xếp thành hàng đôi, cùng thầy cô giáo tiến vào vị trí trung tâm của sân trường trong tiếng trống chào mừng và tiếng vỗ tay giòn giã. Những đôi mắt mở to, lạ lẫm trên khuôn mặt ngây thơ trông thật đáng yêu.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, các em được xem một chương trình văn nghệ đặc biệt. Hoạt cảnh “Ngày đầu tiên đi học” và bài hát truyền thống của trường là lời chào thân thương gửi tới những thành viên mới của ngôi nhà Ban Mai mến yêu.
Tiếp điến, cô Hiệu trường nói lời chào mừng và dặn dò các em học sinh nhỏ nhất trường. Cô không quên căn dặn các anh chị lớp trên phải yêu thương, giúp đỡ các em. Cô tặng mỗi em một chiếc thẻ xinh xắn hình con thú ngộ nghĩnh có ghi tên và lớp.
Cuối buổi lễ, một em học sinh lớp Một đại diện chia sẻ cảm xúc trong ngày đầu năm học mới.
Buổi lễ kết thúc trong hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
Minh An
a. Bài văn thuật lại sự việc gì? Ở đâu? Khi nào?
b. Bạn nhỏ được chứng kiến hay tham gia sự việc đó?
c. Tìm trong bài văn:
- Đoạn mở bài
- Các đoạn văn ở phần thân bài và xác định nội dung mỗi đoạn.
- Đoạn kết bài
d. Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự nào? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn thuật lại một việc làm tốt.
Mỗi ý ở bài tập 2 có thể xếp vào phần nào của bài văn thuật lại một sự việc.
Chọn một cánh trên bông hoa yêu thương
Kể 1 – 2 việc em có thể làm để thể hiện sự quan tâm hoặc tình yêu thương đối với người ghi trên cánh hoa chọn được
Đề bài: Viết lời cảm ơn người thân khi nhận được một món quà hoặc sự quan tâm, chăm sóc từ người đó.
Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Mở bài:
Em cần giới thiệu những gì về việc tốt
- Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc
- Các nhân vật
- ?
Thân bài:
- Em chọn thuật lại sự việc theo trình tự nào?
Nếu thuật lại sự việc theo trình tự thời gian, lưu ý sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian
Ví dụ: Đầu tiên -> Tiếp theo -> ? -> Cuối cùng
Nếu thuật lại sự việc gắn với những địa điểm hoặc tình huống khác nhau, lưu ý sử dụng các từ chỉ địa điểm hoặc tình huống:
Ví dụ: Vừa tới cổng trường
Vào tới sân trường
Nhìn thấy chiếc ví
Gặp chú công an
?
- Ghi lại vắn tắt diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống: người tham gia, hoạt động, cảm xúc,...
- Ghi chép cụ thể việc làm thể hiện lòng tốt của nhân vật.
Kết bài:
Em viết những gì ở phần kết bài?
- Nêu kết thúc của sự việc.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Nhớ lại một việc làm tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
Giúp đỡ người già
?
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài
Gợi ý:
- Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống
- Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.
- Chú ý thuật lại hành động, lời nói,... của nhân vật khi làm việc tốt.
- Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.
Hỏi - đáp về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống.
Đọc hai đoạn mở bài dưới đây và cho biết:
1. Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa
2. Lễ đón học sinh lớp Một năm nào cô Hiệu trưởng cũng dành cho các em nhỏ một niềm vui bất ngờ. Có năm, cô mời đoàn xiếc thành phố tới biểu diễn. Có năm, cô mời nhà thơ, nhà văn tới trò chuyện cùng các em. Năm nay, lễ đón học sinh lớp Một cũng rất đặc biệt
a. Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách nào?
b. Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một có gì khác?
Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
1. Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
2. Hôm nay, mỗi em học sinh lớp Một đều cảm nhận được tình yêu thương của các thầy cô và các anh chị lớp trên dành cho mình. Chắc chắn, các em sẽ nhanh chóng làm quen với ngôi trường mới, chăm chỉ học tập và rèn luyện để xứng đáng với tình yêu thương ấy.
a. Đoạn văn nào nêu kết thúc sự việc?
b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về sự việc?
Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
Tìm thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nội dung câu chuyện "Một li sữa".
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động.