Đề bài

Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây và đặt câu với một từ tìm được. 

Phương pháp giải

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Vội vã: vội vàng, hối hả,...

- Mừng rỡ: vui mừng, vui sướng,...

- Sợ hãi: sợ sệt, hoảng sợ,...

- Cảm động: xúc động,...

Ví dụ: Mỗi khi đạt được điểm cao, em rất vui sướng.

Em rất xúc động sau khi nghe câu chuyện của Huyền.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Dựa vào mỗi đoạn trích dưới đây, nói tên bài đọc. 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu ngắn gọn nội dung của 1 – 2 bài đọc dưới đây: 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất. 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp. 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nghe – viết

Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên

Từ trên máy bay nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm... Những ruộng, những gò đống, bãi bờ với những màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi ra những bức tranh giàu màu sắc. Núi Thầy, rồi núi Ba Vì, sông Đà, dãy núi Hoà Bình,... triền miên một dải miền tây ẩn hiện dưới làn mây lúc dày lúc mỏng. 

(Theo Trần Lê Văn)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào từng gợi ý dưới đây, nói tên bài thơ và tên tác giả. Đọc một đoạn thơ hoặc một bài thơ em thuộc. 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm câu chủ đề trong từng đoạn dưới đây:

a. Biển động. Gió thét trên những rừng dương. Sóng đập dữ dội vào mạn thuyền. Cây cột buồm rít lên, lá cờ đuôi nheo bay phần phật. Mưa cắt ngang mặt những tia nước lạnh. Bãi cát vật vã với nước, với sóng.

(Trần Nhật Thu)

b. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng thang, bến cảng vọng lại.

(Theo Thi Sảnh)

c. Chuồn chuồn ngô mặc áo kẻ ca-rô đen vàng thích phơi mình ngoài nắng, trên ngọn chuối hoặc bờ ao. Chuồn chuồn ớt với bộ cánh đỏ rực hoặc vàng tươi, suốt ngày la cà hết chỗ này sang chỗ khác. Chuồn chuồn nước thích soi gương, ưa đứng im trên cọng khoai ngứa bên bờ ao ngắm bóng mình in dưới nước,... ẻo lả và xinh xắn hơn cả là các bé chuồn kim, cả thân hình chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu... Ngần ấy loại chuồn chuồn cũng đủ cho chúng tôi mê tơi trong suốt mùa hè. 

 (Theo Trần Đức Tiến)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm các động từ trong một đoạn văn (a, b hoặc c) ở bài tập 2. 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm thêm 2 – 3 động từ thích hợp với mỗi sự vật dưới đây: 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn (4 – 5 câu) theo chủ đề tự chọn, có chứa động từ ở bài tập 4. 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đọc lời dưới tranh rồi tóm tắt câu chuyện.

Nai con Bam-bi

(Theo Lưu Hồng Hà)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết mở bài hoặc kết bài cho câu chuyện Nai con Bam-bi theo ý em.  

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.

Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm động từ trong mỗi câu dưới đây:

- Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi.

- Cá mực đến gần hơn, những cánh hoa mừng rỡ múa mãi lên.

- Cá mực sợ hãi, chạy lại gần cô trai.

- Bé mực cảm động.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này? 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cá mực đã hiểu ra điều gì về cô trai và hải quỳ? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cô trai đã làm gì khi thấy cá mực và cá cơm bơi đến gần hải quỳ? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Vì sao cá mực muốn đến gần hải quỳ? Tìm câu trả lời đúng. 

A. Vì cá mực nghe thấy tiếng gọi của hải quỳ.

B. Vì hải quỳ đẹp, những cánh tay hoa mềm mại như gọi chào. 

C. Vì cá mực muốn cùng cá cơm đến chơi với hải quỳ.

D. Vì cá mực muốn bơi đến gần hơn để cứu cá cơm.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khi gặp cô trai, vì sao cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì cá mực sợ muộn giờ học.

B. Vì cá mực hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai.

C. Vì cá mực muốn đi ngắm bông hoa đẹp.

D. Vì cá mực muốn bơi đi gặp cá cơm.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cá mực mang gì đi học? Tìm câu trả lời đúng.

A. Nước biển xanh biếc.

C. Một cái lọ mực.

B. Những bông hoa đẹp.

D. Nhiều đồ dùng học tập.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả qua những câu thơ nào? Nêu cảm nghĩ của em về tiếng chim chiền chiện trong bài thơ. 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những từ ngữ nào cho thấy chim chiền chiện bay lượn giữa không gian cao rộng? 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

a. Xếp tên các bài đọc trên những chiếc khinh khí cầu vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ.

b. Kể tên những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đọc 1 bài trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.

- Bài đọc thuộc chủ điểm nào?

- Nội dung chính của bài đọc đó là gì?

- Nhân vật hoặc chi tiết nào trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tìm từ để hoàn thiện sơ đồ dưới đây rồi đặt câu với một từ tìm được trong mỗi nhóm. 

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Xếp những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp.

Hội diều làng Bá Dương Nội được tổ chức hằng năm. Mỗi năm có cả trăm con diều tham dự. Trong gió nằm nam của buổi chiều quê, những con diều rực rỡ cùng bay lên trời cao. Tiếng sáo u u vi vút những khúc nhạc đồng quê. Trên bờ đê, trước sân đình hoặc ở trong làng, người dân đều có thể ngắm diều bay và ngất ngây trong tiếng sáo diều. Diều nào bay cao, bay xa, có tiếng sáo hay nhất sẽ được trao giải. 

(Theo Đỗ Thị Ngọc Minh)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. 

a. Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhóm dậy tập di, một cô rùa bằng kem sữa tươi... mặc áo đầm.

(Lưu Thị Lương)

b. Khi mặt trời lặng im 

Nằm dài sau dãy núi 

Ấy là lúc bóng đêm

Tô màu cho thế giới.

(Nguyễn Quỳnh Mai)

c. Ngoan nhé, chú bé vàng, 

Ta dắt đi ăn cỏ,

Bốn chân bước nhịp nhàng, 

Nước sông in hình chú.

(Thy Ngọc)

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đặt câu về nội dung tranh bên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hoá? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao? 

a. Mùa xuân ấm áp đang về. Anh dế còm tân trang lại bộ râu, diện bộ cánh xịn nhất đi làm. Cụ giáo cóc đã thôi nghiền rằng vì bớt hẳn bệnh nhức xương. Bác giun đất cũng chui ra khỏi phòng lạnh để tận hưởng không khí trong lành. Ngày tháng qua mau. Và buổi sáng Chủ nhật đã tới .....

(Theo Trần Đức Tiến)

b. 

Cây chẳng mỏi lưng 

Xếp hàng thẳng tắp 

Lá vàng ngăn nắp

Rơi xuống nhẹ nhàng.

Bạn gió lang thang

Cù cây cười suốt 

Chồi non xanh mướt 

Làm dáng đung đưa.

(Huỳnh Mai Liên)

Xem lời giải >>