(1 điểm) Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Cầu vồng được con người tạo ra trong cơn mưa.
b) Cầu vồng được bảy màu sắc phối hợp với nhau tạo ra.
c) Cầu vồng được nắng phối hợp với bảy màu sắc tạo ra.
d) Cầu vồng được nắng chiếu qua những hạt nước nhỏ tạo ra.
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để trả lời câu hỏi.
d) Cầu vồng được nắng chiếu qua những hạt nước nhỏ tạo ra.
Các bài tập cùng chuyên đề
Vì sao có cầu vồng?
Sau cơn mưa, trên bầu trời vẫn còn lơ lửng các hạt nước nhỏ. Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu qua những giọt nước nhỏ ấy, tia sáng bị phân thành các màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; tạo nên vòng ánh sáng bảy màu. Đó là cầu vồng.
Trái Đất có độ cong nên ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra.
Vào mùa hè, sau khi mưa xong, có lúc trên bầu trời sẽ xuất hiện hai dải cầu vồng. Dải bên ngoài được gọi là cầu vồng ngoài. Màu sắc của nó nhạt hơn cầu vồng trong. Thứ tự sắp xếp màu của nó cũng ngược lại với cầu vồng trong: tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ.
Cầu vồng có thể được nhìn thấy bất cứ khi nào có giọt nước trong không khí và ánh sáng chiếu đến từ phía sau chúng ở một góc thích hợp. Vì vậy, vào lúc sáng sớm hoặc chạng vạng tối, những ngày trời trong xanh, bạn chỉ cần đứng quay lưng lại Mặt Trời, phun nước lên không trung là ngay lập tức hiện ra một chiếc cầu vồng nhân tạo.
Cầu vồng được tạo ra như thế nào? Tìm ý đúng:
a) Cầu vồng được con người tạo ra trong con mưa.
b) Cầu vồng được bảy màu sắc phối hợp với nhau tạo ra.
c) Cầu vồng được nắng phối hợp với bảy màu sắc tạo ra.
d) Cầu vồng được nắng chiếu qua những hạt nước nhỏ tạo ra.
Vì sao bình thường ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng? Tìm ý đúng:
a) Vì sau con mưa, trên bầu trời vẫn còn những hạt nước nhỏ.
b) Vì chỉ có thể quan sát cầu vồng từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ.
c) Vì xuất hiện trên bầu trời hai dải cầu vồng che khuất nhau.
d) Vì Trái Đất hình cầu, có độ cong.
Khi xuất hiện hai dải cầu vồng thì cầu vồng ngoài khác cầu vồng trong như thế nào? Tìm các ý đúng:
a) Màu sắc của cầu vồng ngoài nhạt hơn cầu vồng trong.
b) Màu sắc của cầu vồng trong nhạt hơn cầu vòng ngoài.
c) Thứ tự sắp xếp màu của hai cầu vồng giống nhau.
d) Thứ tự sắp xếp màu của hai cầu vồng khác nhau.
Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng những cách nào?
(a) Vào mùa hè, sau khi mưa xong, có lúc trên bầu trời sẽ xuất hiện hai dải cầu vồng. (b) Dải bên ngoài được gọi là cầu vòng ngoài. (c) Màu sắc của nó nhạt hơn cầu vồng trong.
Dựa vào đoạn văn sau (trích từ bài đọc Chiếc khí cầu, trang 93 – 94), tưởng tượng và viết thêm một vài chi tiết để câu chuyện cụ thể, sinh động hơn:
Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua. Với vài giọt thuốc bổ cực mạnh, ông đã làm cho nhà vua hồi tỉnh. Thật không khác gì một phép mầu! Từ cung vua đến ngoài đường vang lên những tiếng reo hò vui mừng tột độ.
(1 điểm) Vì sao bình thường ta chỉ có thể thấy được một nửa cầu vồng? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Vì sau cơn mưa, trên bầu trời vẫn còn những hạt nước nhỏ.
b) Vì chỉ có thể quan sát cầu vồng từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ.
c) Vì xuất hiện trên bầu trời hai dải cầu vồng che khuất nhau.
d) Vì Trái Đất hình cầu, có độ cong.
(1 điểm) Khi xuất hiện hai dải cầu vồng thì cầu vồng ngoài khác cầu vồng trong như thế nào? Đánh dấu v vào những ô phù hợp:
Ý |
ĐÚNG |
SAI |
a) Màu sắc của cầu vồng ngoài nhạt hơn cầu vồng trong |
||
b) Màu sắc của cầu vồng trong nhạt hơn cầu vồng ngoài. |
||
c) Thứ tự sắp xếp màu của hai cầu vồng giống nhau. |
||
d) Thứ tự sắp xếp màu của hai cầu vồng khác nhau. |
(2 điểm) Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng những cách nào ?
(a) Vào mùa hè, sau khi mưa xong, có lúc trên bầu trời sẽ xuất hiện hai dải cầu vồng. (b) Dải bên ngoài được gọi là cầu vồng ngoài. (c) Màu sắc của nó nhạt hơn cầu vồng trong.
- Câu (b) liên kết với câu (a) bằng biện pháp……….
- Câu (c) liên kết với câu (b) bằng biện pháp………….
(5 điểm) Dựa vào đoạn văn sau (trích từ bài đọc Chiếc khi cầu, trang 93 – 94, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai), tưởng tượng và viết thêm một vài chi tiết để câu chuyện cụ thể, sinh động hơn:
Bác sĩ theo thầy phù thuỷ vào cung vua. Với vài giọt thuốc bổ cực mạnh, ông đã làm cho nhà vua hồi tỉnh. Thật không khác gì một phép mầu! Từ cung vua đến ngoài đường vang lên những tiếng reo hò vui mừng tột độ.
Gợi ý những chi tiết có thể bổ sung:
– Quang cảnh cung điện.
– Thái độ lo lắng của mọi người.
– Bệnh tình của nhà vua và chẩn đoán của bác sĩ Pho-gu-xon.
– Những lời reo vui, thán phục của người xung quanh khi nhà vua hồi tỉnh.