Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam? Đánh dấu v vào những ô phù hợp.
LÍ DO |
ĐÚNG |
SAI |
a) Vì bà phản đối hành động gây tội ác đối với nhân dân Việt Nam. |
||
b) Vì bà muốn hành động như hàng trăm người dân Pháp khác. |
||
c) Vì bà muốn thể hiện lòng dũng cảm của mình. |
||
d) Vì bà phản đối chiến tranh phi nghĩa. |
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
LÍ DO |
ĐÚNG |
SAI |
a) Vì bà phản đối hành động gây tội ác đối với nhân dân Việt Nam. |
v |
|
b) Vì bà muốn hành động như hàng trăm người dân Pháp khác. |
v |
|
c) Vì bà muốn thể hiện lòng dũng cảm của mình. |
v |
|
d) Vì bà phản đối chiến tranh phi nghĩa. |
v |
Các bài tập cùng chuyên đề
Việt Nam ở trong trái tim tôi
Ngày 23/2/1950, hàng trăm người dân Pháp kéo về nhà ga thành phố Xanh Pi-e biểu tình, ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác. Một trong những người dẫn đầu là chị Ray-mông Điêng, năm ấy 21 tuổi.
Đứng trong đoàn biểu tình, nghe tiếng còi hú vang, Ray-mông Điêng chỉ kịp nghĩ: "Bằng mọi cách, phải ngăn nó lại!". Chị lao ra khỏi đám đông, nằm úp mặt xuống đường ray xe lửa, hai tay dang rộng. Đoàn tàu băng băng tiến đến. Nhiều người hét lên. Nhận ra có người nằm trên đường sắt, lái tàu phanh gấp. Trượt thêm vài chục mét, chiếc đầu tàu dùng lại trước cô gái dũng cảm chỉ vài bước chân.
Sau sự kiện đó, Ray-mông Điêng bị toà án binh xử tù. Nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, sau gần một năm giam giữ, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho chị.
Tháng 10 năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam. Tại sân ga Hà Nội, hàng nghìn người hân hoan chào đón bà. Các em nhỏ tặng bà những bó hoa tươi thắm nhất. Cũng trong dịp ấy, bà đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc đồng hồ đeo tay Bắc Hồ tặng là một trong những kỉ vật được bà trân trọng gìn giữ mãi. Ở tuổi 80, Ray-mông Điêng vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tranh vì hoà bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị tật nguyền do chất độc màu da cam. Bà nói: "Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.". Ngày nay, con phố dẫn đến nhà ga diễn ra sự kiện Ray-mông Điêng chặn đoàn tàu chở xe tăng năm xưa được đặt tên là “Phố 23 tháng Hai 1950". Tên của người phụ nữ dũng cảm cũng được đặt cho một đường phố ở khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo HỒNG NHỊ-TRỊNH TUẤN
Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?
Hành động dũng cảm của Ray-mông Điêng nói lên điều gì về bà?
Em có cảm nghĩ gì về câu nói: “Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.”?
Nếu được nói một câu về tình cảm của em đối với người phụ nữ dũng cảm, yêu hòa bình Ray-mông Điêng, em sẽ nói gì?
Hành động của Ray-mông Điêng nói lên điều gì về bà? Đánh dấu v vào ô trước ý em thích:
Bà là người yêu chuộng hoà bình. |
|
Bà là người có trái tim nhân hậu. |
|
Bà là người có hành động quả cảm. |
|
Ý kiến khác (nếu có). .. |
Em có cảm nghĩ gì về câu nói: “Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi."? Đánh dấu v vào ô trước ý em thích:
Xúc động vì tình cảm của bà Ray-mông Điêng đối với đất nước và con người Việt Nam. |
|
Xúc động vì bà Ray-mông Điêng đánh giá cao hình ảnh Việt Nam. |
|
Tự hào vì nhân dân Việt Nam có một người bạn thuỷ chung như bà Ray-mông Điêng. |
|
Ý kiến khác (nếu có): |
Nếu được nói một câu về tình cảm của em đối với bà Ray-mông Điêng, em sẽ nói gì?