Đề bài

Gạch dưới các từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây. Dùng đại từ để thay thế cho từ ngữ đó và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.

a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyển truyện tranh làm tôi rất xúc động.

Đại từ thay thế cho từ ngữ lặp lại: ………………………

b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.

Đại từ thay thế cho từ ngữ lặp lại: ………………………

c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.

Đại từ thay thế cho từ ngữ lặp lại: ………………………

Việc sử dụng các đại từ thay thế có tác dụng: ………………………

Phương pháp giải

Em dựa vào kiến thức đã học về đại từ để đưa ra câu trả lời và nêu tác dụng của việc sử dụng các đại từ thay thế.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Gạch dưới các từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây. Dùng đại từ để thay thế cho từ ngữ đó và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.

a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyển truyện tranh làm tôi rất xúc động.

Đại từ thay thế cho từ ngữ lặp lại: Nó

b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.

Đại từ thay thế cho từ ngữ lặp lại: Đó

c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.

Đại từ thay thế cho từ ngữ lặp lại: Thế

Việc sử dụng các đại từ thay thế có tác dụng: 

  • Tránh lặp từ: Giúp câu văn trở nên ngắn gọn, tránh việc lặp đi lặp lại từ ngữ gây nhàm chán.

  • Liên kết câu: Đại từ thay thế giúp liên kết các câu trong đoạn văn một cách mạch lạc, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ý.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, hãy đoán nội dung câu chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

BỘ SƯU TẬP ĐỘC ĐÁO

Vào một buổi học dịp gần Tết, thầy Dương nói:

- Sắp nghỉ Tết, thầy muốn lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm.

Cả lớp ồ lên. Long cười rất "oách" vì cậu ấy là “vua” tem trong lớp. Khánh cũng đắc ý vì cậu ấy chuyên sưu tầm kẹp sách. Còn Loan hơi lo vì chưa biết sưu tầm gì. Thầy bảo:

– Quan trọng là ý nghĩa chứ đừng chú trọng giá trị vật chất của món đồ.

Về nhà, Loan cứ nghĩ mãi: “Sưu tầm cái gì thật ý nghĩa dược nhỉ?”. Thấy bố, vốn là một giáo viên, nghe lại băng ghi âm các bài giảng, Loan chợt nảy ra ý tưởng sưu tâm giọng nói của cả lớp. Loan mượn bố chiếc máy ghi âm. Gặp bạn nào, Loan cũng bảo:

- Cậu nói một câu chúc lớp mình đi!

– Chúc gì được chứ?

– Gì cũng dược. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi.

Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, Loan đã ghi âm xong.

Ngày triển lãm, lớp học như một cửa hiệu tạp hoá vui nhộn. Đến lượt mình, Loan trịnh trọng cắm máy ghi âm vào loa rồi hồi hộp bật lên. Cả lớp tò mò nhìn chiếc loa.

– Chúc tình bạn của chúng mình thật lâu bền!

Phượng giật mình. Chính là giọng của bạn ấy. Giọng Phượng mềm mại như phát thanh viên. Cả lớp vỗ tay như pháo ran. Vài bạn chồm hẳn người lên. Ai cũng háo hức chờ đến mình.

– Chúc ai có tật thì sửa, không có thì bỏ qua.

Cả lớp cười lần. Long - chủ nhân của giọng nói liến thoắng vừa vang lên – cũng ôm bụng cười. Cứ thế, mỗi giọng nói cất lên đều thật thân thương và quen thuộc. Ai đi qua lớp Loan cũng ngạc nhiên vì những tiếng vỗ tay liên tiếp vọng ra. Thỉnh thoảng, lại có tràng cười lớn, xen lẫn tiếng thầy Dương:

– Độc đáo quá, ý nghĩa quá!

(Theo Trương Chi Lộ, Ngọc Khánh dịch)

Từ ngữ

- Triển lãm: trưng bày sản phẩm để mọi người xem.

- Phát thanh viên: người đọc tin, bài trên đài phát thanh, đài truyền hình.

 

Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đóng vai Loan, kể lại quá trình nảy ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho bộ sưu tập.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Các bạn cảm thấy thế nào về bộ sưu tập của Loan?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, vì sao thầy Dương cho rằng bộ sưu tập đó rất độc đáo?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm món đồ gì? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nội dung chính của bài đọc Bộ sưu tập giọng nói

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ dưới đây:

a. Đọc 1 câu chuyện đã học và thực hiện yêu cầu.

b. Đọc 1 bài dưới đây và trả lời câu hỏi.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ghi lại những điều em muốn trao đổi với người thân:

a. Những hoạt động em đã tham gia trong tháng vừa qua:

- Hoạt động học tập của tổ, của lớp: ………………………………………………

- Hoạt động của chi đội, liên đội:  …………………………………………………..

- Hoạt động khác:  …………………………………………………………………………..

b. Những mong muốn, dự định của em trong tháng học tập tiếp theo.

………………………………………………………………………………………………

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đọc soát và ghi nội dung cần chỉnh sửa.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Trong vai tổ trưởng hoặc lớp trưởng, báo cáo thầy cô về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua.

Đề 2: Trong vai chi đội trưởng, báo cáo thầy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua.

2. Dựa vào những ý em đã chuẩn bị và gợi ý trong SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 39 - 40, viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 đề bài trên.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Trong vai tổ trưởng hoặc lớp trưởng, báo cáo thầy cô về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua.

Đề 2: Trong vai chi đội trưởng, báo cáo thầy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua.

1. Chuẩn bị

Để chuẩn bị nội dung cho bản báo cáo, em cần tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua và lập bảng biểu thích hợp.

Ưu điểm

Hạn chế

- Những việc hoàn thành tốt: ………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

- Những kết quả vượt trội:

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

- Những thành viên tích cực:

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

- Những việc chưa hoàn thành, lí do: 

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

- Những sai sót cần khắc phục:

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

- Những thành viên cần cố gắng:

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Những từ in đậm trong các câu dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Có thể dùng những từ nào khác để thay thế?

Bức ảnh 

Lớp tiểu học của Giôn-ni có một chuyến tham quan thực tế tới đồn cảnh sát địa phương. Ở đó, lũ trẻ nhìn thấy trên bảng tin những bức ảnh của một người đàn ông đang bị truy nã. Giôn-ni chỉ vào một bức ảnh và hỏi một chú cảnh sát: 

- Chú ơi! Đây có phải là ảnh của một kẻ bị truy nã không ạ? 

- Đúng rồi, cháu ạ. - Chú cảnh sát đáp.

- Sao chú không bắt luôn khi chú chụp ảnh hắn? 

(Truyện cười song ngữ)

Từ in đậm

Từ ngữ được thay thế

Những từ khác để thay thế

đó

…………………………

…………………………

đây

…………………………

…………………………

hắn

…………………………

…………………………

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đóng vai bác sĩ Oát-xơn trong câu chuyện Suy luận của Sơ-lốc Hôm, viết câu đáp lại lời Sơ-lốc Hôm, trong đó có chứa một đại từ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thực hiện các yêu cầu.

a. Điền các đại từ xưng hô tôi, anh, chúng ta vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện dưới đây:

Suy luận của Sơ-lốc Hôm

(1) Sơ-lốc Hôm và bác sĩ Oát-xơn đi cắm trại. (2) Hai người nằm ngủ cạnh nhau trong một chiếc lều. (3) Gần sáng, Sơ-lốc Hôm lay bạn dậy và hỏi:

  • (4) Oát-xơn, nhìn xem, …………………………… thấy cái gì?

  • (5) …………………………… thấy rất nhiều sao.

  • (6) Theo anh, thế có nghĩa là gì?

  • (7) Nghĩa là ……………………… sẽ có một ngày đẹp trời.

  • (8) Còn ……………………… nghĩ sao?

  • (9) Theo ………………………, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của ……………………… .

(Theo Truyện cười đó đây)

b. Xác định đại từ thay thế trong câu 6. Thay đại từ đó bằng một đại từ khác.

Đại từ thay thế trong câu 6 là: ……………………………

Có thể thay từ này bằng từ ……………………………

c. Thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng một đại từ nghi vấn khác và viết lại câu.

Có thể thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng đại từ ……………………………

Viết lại câu: ……………………………

Xem lời giải >>