Tại sao nói toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam?
- Đọc kĩ phần 2.b) Tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam (SGK trang 114).
- Chỉ ra lí do nói toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam (phân tích kinh tế, chính trị, văn hoá ).
Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam vì:
- Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá.
- Về kinh tế, toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân,... nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh.
- Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực, quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, địa vị quốc gia.
- Về văn hoá, toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam, nhưng cũng dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hình 22.1 và hình 22.2 phản ánh thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng như sự gia tăng xu hướng toàn cầu hoá của thế giới hiện nay. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được những thành tựu cơ bản gì và có ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam? Xu hướng toàn cầu hoá có biểu hiện và tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam?
Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy cho biết toàn cầu hoá là gì? Trình bày những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá.
Hãy nêu và đánh giá những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới.
Em có mong muốn trở thành công dân toàn cầu không? Vì sao?