Chỉnh sửa bài viết.
- Sửa lỗi trong đoạn văn em viết theo nhận xét của thầy cô hoặc góp ý của bạn.
- Viết lại một số câu văn cho hay hơn.
Mẫu:
Hai dòng thơ “Con thác réo ngân nga/ Đàn dê soi đáy suối” trong bài Trước cổng trời đẹp như một bức tranh. Tôi như thấy hiện ra trước mắt mình dòng thác trắng xoá đổ xuống từ núi cao, như nghe thấy tiếng nước reo rộn rã, ngân vang khắp núi rừng. Bên dòng suối uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong, soi bóng mình xuống đáy nước trong vắt... Hình ảnh thơ đẹp biết bao!
Em tiến hành chỉnh sửa bài viết dựa vào gợi ý và mẫu.
Em tiến hành chỉnh sửa bài viết dựa vào gợi ý và mẫu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghềnh đá. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muốn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.
(Thanh Thanh)
a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.
b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?
- Bài thơ gợi lên bức tranh sống động.
- Bài thơ tả tiếng đàn thật hay.
-…
c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
G:
- Bố cục đoạn văn
- Những điều yêu thích ở bài thơ
- Những cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ:
+ Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc
+ Sử dụng câu cảm
+…
Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
G:
Nói với em Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá Con chìa vôi vừa hát vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm Quả thị thơm cô Tấm rất hiền. |
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bằng bể sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. (Vũ Quần Phương) |
Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...).
Chuẩn bị.
a. Lựa chọn bài thơ theo yêu cầu của đề 1 hoặc đề 2.
b. Đọc bài thơ, ghi ngắn gọn những điều em yêu thích ở bài thơ.
G:
- Bài Tuổi Ngựa: Hình ảnh chủ ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng,.
- Bài Tiếng hạt nảy mầm: Tình yêu thương của cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh được cô chuyển tải qua hình ảnh,...
- Bài Trước cổng trời: Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng núi cao ngút ngàn qua lời thơ trong trẻo,...
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tìm ý.
G:
Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Triển khai:
– Nêu những điều em yêu thích ở bài thơ.
Ví dụ:
+ Nhân vật trong bài thơ đáng yêu, cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp,....
+ Ý thơ hay, bài thơ có ý nghĩa,...
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, lời thơ truyền cảm,...
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.
+ Yêu mến nhân vật, yêu thích cảnh vật,...
+ Xúc động trước những câu thơ hay, ý thơ sâu sắc,...
Kết thúc: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ.
Dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 26, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.
Lưu ý:
- Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp hợp lí.
- Diễn đạt rõ ý; nêu được tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ qua những từ ngữ và câu văn giàu sức biểu cảm.
Ví dụ: Tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ “Ngưỡng cửa”. Lời thơ giản dị nhưng thật sâu sắc. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã giúp tôi hiểu ý nghĩa của tình cảm gia đình. Bước qua ngưỡng cửa là được về với nơi đầy ắp tình yêu thương của người thân. Hình ảnh ngưỡng cửa đã tượng trưng cho căn nhà gần gũi, thân thiết với mỗi người qua bao tháng ăm. Ấm áp và bình yên biết mấy!
Thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ dưới đây:
a. Đọc đoạn văn của em cho người thân nghe. Chia sẻ cảm xúc của em khi viết đoạn văn đó.
b. Đọc lại một bài thơ em yêu thích và ghi vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
Đọc đoạn văn của bạn Hạnh Dương và trả lời câu hỏi:
Bài thơ "Bài ca Trái Đất" của nhà thơ Định Hải mở đầu với lời giới thiệu thật gần gũi, khiến người đọc có cảm giác Trái Đất giống như một người bạn. Hình ảnh “quả bóng xanh bay giữa trời xanh", điểm tô một vài cánh hải âu vờn sóng, hoà với tiếng gù ấm áp của bồ câu đã đem đến cho người đọc cảm xúc trong trẻo về một Trái Đất tươi đẹp và thanh bình. Trong không gian ngập tràn sắc xanh ấy, các bạn nhỏ năm châu không phân biệt màu da, hồn nhiên, vui vẻ nắm tay nhau ca múa. Bài ca ấy chính là bài ca Trái Đất – bài ca hoà bình – bài ca của niềm tin và hi vọng mà tác giả đã gửi gắm vào những dòng thơ. Lời thơ, nhịp thơ ngân vang, giàu nhạc điệu. Nhờ thể, sức lan toả về thông điệp hoà bình của bài thơ trở nên diệu kì.
Hạnh Dương
a. Đoạn văn viết về điều gì?
b. Bạn Hạnh Dương giới thiệu những gì ở câu văn mở đầu?
c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn Hạnh Dương thể hiện những cảm xúc gì về bài thơ?
- Hình ảnh
- Lời thơ
- ?
- Ý nghĩa của bài thơ
d. Câu cuối đoạn văn khẳng định điều gì?
Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ mà em thích.
Gợi ý:
a. Chọn một bài thơ mà em thích.
b. Tình cảm, cảm xúc của em:
c. Bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ.
Đóng vai người dân Khe Sanh, nói hoặc viết lời cảm ơn gửi tới những người lính đã chiến đấu để trả lại sự bình yên cho quê hương mình.
Dựa vào kết quả bài tập 2 trang 101, tìm, sắp xếp và ghi lại những ý chính cho đoạn văn.
Gợi ý:
– Giới thiệu bài thơ:
+ Tên bài
+ Tên tác giả
+ Chủ đề của bài thơ
+ ?
– Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em:
+ Về nội dung.
Gần gũi
Quen thuộc
?
+ Về nghệ thuật:
Từ ngữ gợi tả âm thanh, màu sắc,....
Hình ảnh đẹp
Biện pháp nghệ thuật: so sánh; nhân hoá; điệp từ, điệp ngữ
?
– Bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa hoặc những điều gọi ra sau khi đọc bài thơ.
Chọn 1 trong 2 để dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc hoặc bộ phim hoạt hình em đã xem.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình.
Viết 1 – 2 câu giới thiệu bài thơ mà em thích.
Kể lại câu chuyện “Những con hạc giấy” cho người thân.
Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 105 và các gợi ý:
Câu mở đầu
– Giới thiệu bài thơ: tên bài, tên tác giả,...
– Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
Các câu tiếp theo
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về nội dung:
+ Hấp dẫn.
+ Gần gũi với trẻ em.
+?
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh gợi tả.
+ Biện pháp so sánh, nhân hoá.
Câu kết thúc: Liên hệ từ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
Góp ý và chỉnh sửa.
- Những điều yêu thích ở bài thơ
- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
Đọc soát và chỉnh sửa.
- Cách sắp xếp ý
- Cách thể hiện cảm xúc
- Dẫn chứng minh họa
- Cách dùng từ, viết câu
-…
Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
Đọc lại đoạn văn em viết và nhận xét của thầy cô giáo để biết bài làm đạt được những yêu cầu nào dưới đây:
- Có đủ phần mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Sử dụng từ ngữ, câu văn,...thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ.
- Nêu rõ những điều mình yêu thích hoặc có ấn tượng sâu sắc về bài thơ (cái hay, cái đẹp của bài thơ).
- Không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, rõ ràng.