Đề bài

Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua một mạch điện vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu

mạch và điện trở R của mạch đã tìm ra định luật với biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)

Nhà bác học đã thực hiện một quy trình nghiên cứu khoa học. Em hãy đóng vai là nhà bác học để thực hiện nghiên cứu này và cho biết:

a) Tên đề tài nghiên cứu.

c) Câu hỏi nghiên cứu.

d) Một giả thuyết cho nghiên cứu.

e) Tên các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu.

g) Sơ đồ mạch điện để lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm.

h) Các bước làm thí nghiệm và lập bảng số liệu để ghi kết quả thí nghiệm.

i) Cách xử lí số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu.

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về khoa học tự nhiên

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch điện.

b) Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và vào điện trở R của mạch. c) Làm thế nào để tìm được mối liên hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện với hiệu điện thế đặt vào hai đầu của một đoạn mạch điện và điện trở R của mạch điện?

d) Cường độ dòng điện qua mạch điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và phụ thuộc vào điện trở R của mạch điện đó.

e) Dụng cụ thí nghiệm gồm: nguồn điện có các nấc để thay đổi được hiệu điện thế (hoặc một số pin và đế lắp pin); một số dây điện trở có thể ghép với nhau; các dây nối; công tắc; ampe kế; vôn kế.

g) Sơ đồ mạch điện có thể được bố trí như hình 1.

 

h) Thí nghiệm 1: Cố định dây điện trở, tìm mối quan hệ I và U

– Chọn một dây điện trở và mắc mạch điện như hình 1.

– Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có các giá trị U1, U2, U3, ... và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.

U

U1

U2

U3

...

I

I1

I2

I3

...

\(\frac{I}{U}\)

Thí nghiệm 2: Cổ định hiệu điện thế U, thay các dây điện trở khác, tìm mối quan hệ I và U.

– Chọn một số dây điện trở R1, R2, R3 và lần lượt mắc mạch điện như hình 1.

– Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có một giá trị hiệu điện thế U xác định và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.

R

R1

R2

R3

...

I

I1

I2

I3

...

\(\frac{I}{U}\)

i) Với thí nghiệm 1, xét tỉ số \(\frac{I}{U}\) nếu là hằng số, chứng tỏ I tỉ lệ thuận với U.

Với thí nghiệm 2, so sánh tỉ số \(\frac{I}{U}\) để xem với cùng một giá trị U thì I phụ thuộc vào dây dẫn như thế nào. Dựa vào đó, nêu ra đặc điểm của mạch điện về khả năng cho hoặc ngăn cản dòng điện qua mạch điện.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong học tập môn Khoa học tự nhiên 9, cùng các suy luận lí thuyết, các em tiếp tục được thực hiện thí nghiệm để trả lời các câu hỏi khoa học. Khi tiến hành thí nghiệm, các em cần sử dụng các dụng cụ, hóa chất nào? Làm thế nào để giới thiệu được các kết quả nghiên cứu đó?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Kể tên các dụng cụ đã biết trong các thí nghiệm ở các hình 2 – 5

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho biết tên các dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm ở hình 6

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu câu hỏi nghiên cứu khoa học với đề tài: Xác định sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu tiến trình hoạt động khi thực hiện nghiên cứu về cường độ dòng điện ở bài luyện tập 1.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xây dựng một bài thuyết trình và trình bày về nghiên cứu: Tìm hiểu về mức độ hoạt độ hóa học của một số kim loại.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo

Xem lời giải >>
Bài 10 :

1. Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

2. Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần dùng lưới tản nhiệt?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base

Xem lời giải >>
Bài 12 :

1. Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

2. Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?

3. Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?

4. Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,…)?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

1. Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo các thức quy định chung với các bài báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện

2. Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này

Xem lời giải >>
Bài 14 :

1. Để thực hiện thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hành, em hãy xây dựng bản trình chiếu trên phần mềm

2. Trình bày báo cáo với các bạn trong lớp một vấn đề khoa học mà em đã lựa chọn

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Em hãy thiết kế một báo cáo treo tường để trình bày kết quả của một nghiên cứu khoa học hoặc một bài thực hành mà em đã thực hiện trong môn Khoa học tự nhiên

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trinh báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phòng thực hành ở trường phổ thông thường được sử dụng để làm các thí nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hóa chất nào cần dùng cho các thí nghiệm? Để giới thiệu một vấn đề khoa học cần phải làm bài báo cáo, thuyết trình. Các bước viết, trình bày báo cáo và làm bài thuyết trình một vấn đề khoa học như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy cho biết những dụng cụ ở hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực nào trong Khoa học tự nhiên 9?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong số các hợp chất được chỉ ra ở hình 1.2, em hãy cho biết những hóa chất nào thường gặp trong tự nhiên, những hóa chất nào thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cấu trúc 1 báo cáo khoa học thường gồm những phần nào?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học xây dựng nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa gì trong bài báo cáo khoa học? 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Vì sao phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Em cần chuẩn bị gì để thuyết trình một vấn đề khoa học.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vì sao hóa chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Lập sơ đồ khái niệm về quy trình thực hiện một thí nghiệm điện từ, bắt đầu từ việc chuẩn bị dụng cụ đến ghi nhận kết quả.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Lập sơ đồ khái niệm về các dụng cụ và hoá chất sử dụng trong thí nghiệm môn Khoa học tự nhiên lớp 9.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trong việc chuẩn bị báo cáo treo tường về một nghiên cứu hoá học, em cần chú ý những yếu tố nào để báo cáo trở nên hiệu quả và thu hút người xem?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Khi viết báo cáo khoa học về một thí nghiệm, làm thế nào để em trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và thuyết phục?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Lập sơ đồ tư duy mô tả quy trình viết và trình bày một báo cáo khoa học.

Xem lời giải >>