Đề bài

Những phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?

A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu

B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu

C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp

D. Mỗi tín hiệu chỉ được truyền bởi một chuỗi các phân tử truyền tín hiệu

Lời giải của GV Loigiaihay.com

⇒ Chọn đáp án B, C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Hình bên minh họa sự truyền các phân tử tín hiệu hóa học giữa hai tế bào thần kinh qua một khe hở được gọi là synapse (khớp thần kinh). Nếu sự giao tiếp này bị ngưng trệ trong tích tắc, tính mạng chúng ta sẽ bị đe dọa. Vậy quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu diễn ra như thế nào?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Thế nào là truyền tin giữa các tế bào?

Xem lời giải >>
Bài 3 : Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau có thể là gì?
Xem lời giải >>
Bài 4 : Các tế bào trong cơ thể đa bào có thể truyền tin cho nhau bằng những cách nào?
Xem lời giải >>
Bài 5 : Thụ thể là gì? Có những loại thụ thể nào?
Xem lời giải >>
Bài 6 : Tín hiệu đến từ bên ngoài đến tế bào được chuyển đổi như thế nào bên trong tế bào?
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Luyện tập và vận dụng

Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào khác nhau của cùng một cơ thể lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau?

Xem lời giải >>
Bài 8 : Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là loại gì để có thể đi được qua màng sinh chất? Cho ví dụ.
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:

A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.

B. tiếp nhân tín hiệu, truyền tin và đáp ứng.

C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới.

D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi

A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.

B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha.

C. tế bào đích thay đổi hình dạng.

D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?

A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.

B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.

C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.

D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là

A. kiểu truyền tín đặc trưng của hormone.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin cận tiết.

D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.

B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.

C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.

D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:

I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.

II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.

III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.

IV. Truyền tin nội bào.

A. I → II → III → IV.

B. II → III → I → IV.

C. III → II → IV → I.

D. IV → II → I → III.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline

A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).

B. liên kết với phospholipid màng.

C. liên kết với thụ thể màng.

D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?

A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.

B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.

C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.

D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với

A. thụ thể bên trong tế bào.

B. phospholipid màng.

C. kênh ion.

D. thụ thể màng.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có

A. lipid màng liên kết với tín hiệu.

B. con đường truyền tin nội bào.

C. phân tử truyền tin nội bào.

D. thụ thể đặc hiệu.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Điều gì có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết?

A. Chúng có thể đáp ứng bình thường với các chất dẫn truyền thần kinh qua synapse.

B. Chúng không thể phân chia khi đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ các tế bào lân cận.

C. Chúng có thể phân chia nhưng không bao giờ đạt kích thước bình thường.

D. Hormone nội tiết không thể tương tác với các tế bào đích.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưa nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó.

B. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương.

C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào.

D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?

A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu.

B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể.

C. Kéo dài đáp ứng tế bào.

D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì

A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.

B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.

C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.

D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?

A. Loại bỏ thụ thể.

B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.

C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.

D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:

A. thời gian sống và phát triển của tế bào.

B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M).

C. thời gian của quá trình nguyên phân.

D. thời gian phân chia của tế bào chất.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Sơ đồ sau minh họa quá trình truyền tin từ tế bào tuyến tụy (tế bào tiết glucagon) đến tế bào gan. Em hãy:

a) Nêu các yếu tố tham gia quá trình truyền tin này. Các phân tử A, B, C, D thuộc loại nào?

b) Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền tin này.

c) Nếu phân tử C bị biến đổi không tham gia được con đường truyền tin, quá trình truyền tin này sẽ thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tại sao các phân tử tín hiệu ngoại bào (như aldosterone) tan được trong lipid, xâm nhập được qua màng tế bào của mọi tế bào nhưng chỉ gây đáp ứng ở tế bào đích?

A. Chỉ tế bào đích mới chứa đoạn DNA đích tương tác trực tiếp với aldosterone.

B. Thụ thể nội bào đặc hiệu aldosterone chỉ có ở tế bào đích

C. Chỉ ở tế bào đích, aldosterone mới có thể hoạt hóa chuỗi phản ứng phosphoryl hóa dẫn đến hoạt hóa các gene.

D. Chỉ tế bào đích chứa enzyme phân giải aldosterone

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích

A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất

B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng tế bào

C. làm thay đổi sự hoạt động của gene

D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào

A. tín hiệu có đi vào được tế bào hay không 

B. tín hiệu có hiệu kết được với các trình tự DNA đích hay không

C. con đường chuyển đổi tín hiệu trong tế bào có phù hợp hay không 

D. thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là:

A. thay đổi hoạt tính enzyme

B. thay đổi sự biểu hiện của các gene

C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào

D. cả A, B và C

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Giải thích nào dưới đây về quá trình truyền tin bên trong tế bào là đúng?

A. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển đổi thành tín hiệu bên trong tế bào

B. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào trực tiếp hoạt hóa hoặc bất hoạt một gene nào đó trong tế bào

C. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào có thể mở một số kênh vận chuyển trên màng tế bào

D. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tin bên trong tế bào.

Xem lời giải >>